HÀNH TRÌNH GIÁM ĐỐC THẨM

LỘI NGƯỢC DÒNG TÌM LẠI CÔNG LÝ

1. SƠ THẨM THẮNG - PHÚC THẨM THUA

Đất nằm trong giấy chứng nhận của người này nhưng người khác lại có quyền sử dụng?

Thửa đất toạ lạc tại ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Thạch T. Đ., có nguồn gốc do mẹ ruột bà tặng cho., được Uỷ ban cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
Ông T. L., người sử dụng thửa đất đối diện (bên phía bên kia con đường), cho rằng một phần đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Thạch T. Đ. là của ông. Dẫn đến 2 bên tranh chấp. Uỷ ban xã tiến hành hoà giải nhưng không thành.

Sơ thẩm - phúc thẩm "chõi nhau"

Năm 2015, Toà án nhân dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thụ lý và đưa ra xét xử vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, tuyên chấp nhận yêu cầu khỏi kiện của bà Thạch T. Đ., buộc ông T. L. phải trả lại quyền sử dụng đất có diện tích 183,56m2 do bà Thạch T. Đ. đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
 
Năm 2017, ông T. L. kháng cáo. Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng thụ lý và đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án nêu trên, tuyên chấp nhận kháng cáo của ông T. L., không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Thạch T. Đ., cho phép ông T. L. được quyền sử dụng diện tích đất 183,56m2 và được quyền liên hệ cơ quan quản lý đất đai điều chỉnh, cập nhật biến động về đất đối với diện tích nêu trên. 

Hành trình giám đốc thẩm chính thức bắt đầu từ đây!

2. Quá trình giám đốc thẩm

Người làm chứng có mối quan hệ gia đình với bị đơn liệu có hợp pháp, hợp lệ?

Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng chấp nhận kháng cáo của ông T. L. căn cứ vào lời khai làm chứng của những người làm chứng là hàng xóm xung quanh, xác nhận ông T. L. quản lý sử dụng thửa đất từ năm 1983 sau khi nhận chuyển nhượng từ ông T. X. 
 
Trước đó, các lời khai làm chứng này đã có trong hồ sơ vụ án do người làm chứng nộp tại Toà án cấp sơ thẩm. Vì xác minh rằng những người làm chứng trên có quan hệ gia đình với bị đơn T. L., nên Toà án cấp sơ thẩm đã xác định lời làm chứng không thực sự khách quan, vô tư, do đó, đã không xem xét. 
 
Thật vậy, trong quá trình tiếp xúc sự việc và làm đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh, luật sư của bà Thạch T. Đ. đã kiểm tra, xác thực lại thông tin về những người làm chứng với gia đình bà Đ., đồng thời đưa nội dung trên vào đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm như một căn cứ chứng minh việc đánh giá chứng cứ không toàn diện, không chính xác, không đầy đủ của Toà án cấp phúc thẩm. 

Toà án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm thực sự là một quá trình khá gian nan và nhiều thử thách. Nhiều người đeo đuổi quá trình này dài, lâu, thậm chí kiệt sức vẫn chưa tìm thấy câu trả lời. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, lượng hồ sơ đề nghị xem xét quá nhiều tính trên cả nước, hoặc tính chất vụ án phức tạp, thậm chí bao gồm cả việc chậm trễ trong chuyển giao hồ sơ... 
 
Dành cho những ai chưa biết, có thể tham khảo tại đây để nắm rõ hơn về thủ tục giám đốc thẩm.
 
Còn với gia đình bà Thạch T. Đ. thực sự là một thử thách, thử thách với lòng kiên trì...
 
Năm 2020, Toà án nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án của bà Thạch T. Đ. và ông T. L. vì không có cơ sở xem xét kháng nghị giám đốc thẩm. 
 
Một lần nữa, những lá đơn lần lượt được gửi đi: khiếu nại đề nghị xem xét lại đối với Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tiếp tục đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Lại thêm một quá trình dài...
 

Sau cơn mưa trời lại sáng

Năm 2022, sau cơn mưa trời lại sáng, Toà án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị giám đốc thẩm & đề nghị huỷ bản án phúc thẩm của Toà án cấp phúc thẩm năm xưa. 
 
Cùng năm, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định giám đốc thẩm, tuyên huỷ bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, trả hồ sơ về xét xử phúc thẩm lại.
 
 
 
Gia đình bà Thạch T. Đ. như tìm lại được cầu vồng đã mất!

3. Giai đoạn phúc thẩm lần 2

Lộ nhiều mâu thuẫn trong lời khai của bị đơn

Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh tiếp tục tham gia vụ án với tư cách luật sư của bà Thạch T. Đ.. Tham gia xét hỏi, luật sư xác định nhiều mâu thuẫn trong lời khai của bị đơn T. L. từ nguồn gốc đất, vị trí thửa đất, quá trình mở đường cắt đất, cho đến lời khai của người làm chứng tham gia tại phiên toà. Từ đó, đề nghị Toà án xác định bị đơn T. L. không có căn cứ chứng minh phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình, đề nghị không chấp nhận kháng cáo, đồng thời chấp nhận yêu cầu khởi kiện, giữ nguyên bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân thị xã Vĩnh Châu trước đây. 

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng tham gia phiên toà có cùng quan điểm. 

Đất trở về với khổ chủ

Kết quả, Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng giữ nguyên bản án sơ thẩm của Toà án thị xã Vĩnh Châu, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Thạch T. Đ. và bác toàn bộ kháng cáo của ông T. L., đồng thời tuyên buộc ông T. L. phải trả lại đất cho bà Thạch T. Đ. 

4. Giai đoạn thi hành án 

Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh tiếp tục đồng hành cùng gia đình bà Thạch T. Đ. trong giai đoạn thi hành án đối với bản án phúc thẩm.
 
Trước nhiều hoạt động bất hợp tác của người phải thi hành án, nhiều biện pháp nghiệp vụ pháp lý của cả cơ quan thi hành án và luật sư được thực hiện. Kết quả sự việc thi hành án đã hoàn thành, phần đất trở về với bà Thạch T. Đ., chính thức kết thúc một chuỗi ngày dài tranh chấp. 

5. Lời khuyên của luật sư

Đứng trước những sự việc tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp phức tạp như đất đai, quý bạn đọc nên thực hiện các công việc sau đây để đảm bảo quyền lợi cho chính mình:
 
Thứ nhất, xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.
 
Thứ hai, hoà giải là phương án nhanh chóng, tối ưu và tiết kiệm nhất. Hãy nắm bắt mọi cơ hội hoà giải. Nếu tự thân không hoà giải được, hoặc không xác định được thời điểm hay cơ hội hoà giải, hãy lập tức nhờ chuyên gia pháp lý hoặc luật sư đại diện cho bạn có một tiếng nói trung gian nhằm giúp việc hoà giải trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
 
Thứ ba, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và xác định yêu cầu khởi kiện, đối tượng khởi kiện rõ ràng là điều bắt buộc. Nếu tự thân không chắc chắn về cách làm, bạn hãy chủ động nhờ đến chuyên gia pháp lý hoặc luật sư để đảm bảo tối ưu về mặt thời gian xử lý và nội dung hồ sơ khởi kiện. 
 
Thứ tư, tự mình biết cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại toà án là điều bắt buộc. Việc này cần được thực hiện nhất quán và với kế hoạch rõ ràng. Nếu tự thân không đủ khả năng làm công việc này, hãy đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia pháp lý hoặc luật sư để giúp đỡ bạn một cách chuẩn chỉ nhất. 
 
Thứ năm, dù bạn là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, giám đốc thẩm là một thủ tục mà không một ai mong muốn. Tuy vậy, nếu trường hợp này xảy ra, đừng nản chí, và hãy lập tức nhờ chuyên gia pháp lý hoặc luật sư ngay từ đầu để giúp bạn vạch rõ định hướng, soạn đơn - điều này cực kỳ quan trọng vì đây là chìa khoá đầu tiên giúp việc giám đốc thẩm trở nên rộng mở, và tư vấn trong suốt quá trình thực hiện giám đốc thẩm như vụ việc của vị khách hàng nêu trên. 

Kết luận

Tranh chấp đất đai, hay tranh chấp nói chung, đều phức tạp và khó khăn, cần nhiều sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật. Do vậy, đừng ngần ngại nhờ luật sư hoặc chuyên gia pháp lý làm việc với bạn ngay từ những buổi đầu của sự việc. Điều này giúp bạn có một định hướng rõ ràng hơn, sự việc được tiến triển hoặc xử lý gọn gàng hơn, nhanh chóng hơn và giúp bạn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp một cách tối ưu nhất. Và đó cũng chính là cách để hạn chế việc phải đi đến con đường giám đốc thẩm. 

HÀNH TRÌNH GIÁM ĐỐC THẨM

LỘI NGƯỢC DÒNG TÌM LẠI CÔNG LÝ

1. SƠ THẨM THẮNG - PHÚC THẨM THUA

Đất nằm trong giấy chứng nhận của người này nhưng người khác lại có quyền sử dụng?

Thửa đất toạ lạc tại ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Thạch T. Đ., có nguồn gốc do mẹ ruột bà tặng cho., được Uỷ ban cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
Ông T. L., người sử dụng thửa đất đối diện (bên phía bên kia con đường), cho rằng một phần đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Thạch T. Đ. là của ông. Dẫn đến 2 bên tranh chấp. Uỷ ban xã tiến hành hoà giải nhưng không thành.

Sơ thẩm - phúc thẩm "chõi nhau"

Năm 2015, Toà án nhân dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thụ lý và đưa ra xét xử vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, tuyên chấp nhận yêu cầu khỏi kiện của bà Thạch T. Đ., buộc ông T. L. phải trả lại quyền sử dụng đất có diện tích 183,56m2 do bà Thạch T. Đ. đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
 
Năm 2017, ông T. L. kháng cáo. Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng thụ lý và đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án nêu trên, tuyên chấp nhận kháng cáo của ông T. L., không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Thạch T. Đ., cho phép ông T. L. được quyền sử dụng diện tích đất 183,56m2 và được quyền liên hệ cơ quan quản lý đất đai điều chỉnh, cập nhật biến động về đất đối với diện tích nêu trên. 

Hành trình giám đốc thẩm chính thức bắt đầu từ đây!

2. Quá trình giám đốc thẩm

Người làm chứng có mối quan hệ gia đình với bị đơn liệu có hợp pháp, hợp lệ?

Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng chấp nhận kháng cáo của ông T. L. căn cứ vào lời khai làm chứng của những người làm chứng là hàng xóm xung quanh, xác nhận ông T. L. quản lý sử dụng thửa đất từ năm 1983 sau khi nhận chuyển nhượng từ ông T. X. 
 
Trước đó, các lời khai làm chứng này đã có trong hồ sơ vụ án do người làm chứng nộp tại Toà án cấp sơ thẩm. Vì xác minh rằng những người làm chứng trên có quan hệ gia đình với bị đơn T. L., nên Toà án cấp sơ thẩm đã xác định lời làm chứng không thực sự khách quan, vô tư, do đó, đã không xem xét. 
 
Thật vậy, trong quá trình tiếp xúc sự việc và làm đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh, luật sư của bà Thạch T. Đ. đã kiểm tra, xác thực lại thông tin về những người làm chứng với gia đình bà Đ., đồng thời đưa nội dung trên vào đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm như một căn cứ chứng minh việc đánh giá chứng cứ không toàn diện, không chính xác, không đầy đủ của Toà án cấp phúc thẩm. 

Toà án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm thực sự là một quá trình khá gian nan và nhiều thử thách. Nhiều người đeo đuổi quá trình này dài, lâu, thậm chí kiệt sức vẫn chưa tìm thấy câu trả lời. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, lượng hồ sơ đề nghị xem xét quá nhiều tính trên cả nước, hoặc tính chất vụ án phức tạp, thậm chí bao gồm cả việc chậm trễ trong chuyển giao hồ sơ... 
 
Dành cho những ai chưa biết, có thể tham khảo tại đây để nắm rõ hơn về thủ tục giám đốc thẩm.
 
Còn với gia đình bà Thạch T. Đ. thực sự là một thử thách, thử thách với lòng kiên trì...
 
Năm 2020, Toà án nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án của bà Thạch T. Đ. và ông T. L. vì không có cơ sở xem xét kháng nghị giám đốc thẩm. 
 
Một lần nữa, những lá đơn lần lượt được gửi đi: khiếu nại đề nghị xem xét lại đối với Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm, tiếp tục đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Lại thêm một quá trình dài...

Sau cơn mưa trời lại sáng

Năm 2022, sau cơn mưa trời lại sáng, Toà án nhân dân tối cao quyết định kháng nghị giám đốc thẩm & đề nghị huỷ bản án phúc thẩm của Toà án cấp phúc thẩm năm xưa. 
 
Cùng năm, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định giám đốc thẩm, tuyên huỷ bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, trả hồ sơ về xét xử phúc thẩm lại.
 
 
 
Gia đình bà Thạch T. Đ. như tìm lại được cầu vồng đã mất!

3. Giai đoạn phúc thẩm lần 2

Lộ nhiều mâu thuẫn trong lời khai của bị đơn

Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh tiếp tục tham gia vụ án với tư cách luật sư của bà Thạch T. Đ.. Tham gia xét hỏi, luật sư xác định nhiều mâu thuẫn trong lời khai của bị đơn T. L. từ nguồn gốc đất, vị trí thửa đất, quá trình mở đường cắt đất, cho đến lời khai của người làm chứng tham gia tại phiên toà. Từ đó, đề nghị Toà án xác định bị đơn T. L. không có căn cứ chứng minh phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình, đề nghị không chấp nhận kháng cáo, đồng thời chấp nhận yêu cầu khởi kiện, giữ nguyên bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân thị xã Vĩnh Châu trước đây. 

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng tham gia phiên toà có cùng quan điểm. 

Đất trở về với khổ chủ

Kết quả, Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng giữ nguyên bản án sơ thẩm của Toà án thị xã Vĩnh Châu, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Thạch T. Đ. và bác toàn bộ kháng cáo của ông T. L., đồng thời tuyên buộc ông T. L. phải trả lại đất cho bà Thạch T. Đ. 

4. Giai đoạn thi hành án 

Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh tiếp tục đồng hành cùng gia đình bà Thạch T. Đ. trong giai đoạn thi hành án đối với bản án phúc thẩm.
 
Trước nhiều hoạt động bất hợp tác của người phải thi hành án, nhiều biện pháp nghiệp vụ pháp lý của cả cơ quan thi hành án và luật sư được thực hiện. Kết quả sự việc thi hành án đã hoàn thành, phần đất trở về với bà Thạch T. Đ., chính thức kết thúc một chuỗi ngày dài tranh chấp. 

5. Lời khuyên của luật sư

Đứng trước những sự việc tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp phức tạp như đất đai, quý bạn đọc nên thực hiện các công việc sau đây để đảm bảo quyền lợi cho chính mình:
 
Thứ nhất, xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.
 
Thứ hai, hoà giải là phương án nhanh chóng, tối ưu và tiết kiệm nhất. Hãy nắm bắt mọi cơ hội hoà giải. Nếu tự thân không hoà giải được, hoặc không xác định được thời điểm hay cơ hội hoà giải, hãy lập tức nhờ chuyên gia pháp lý hoặc luật sư đại diện cho bạn có một tiếng nói trung gian nhằm giúp việc hoà giải trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
 
Thứ ba, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và xác định yêu cầu khởi kiện, đối tượng khởi kiện rõ ràng là điều bắt buộc. Nếu tự thân không chắc chắn về cách làm, bạn hãy chủ động nhờ đến chuyên gia pháp lý hoặc luật sư để đảm bảo tối ưu về mặt thời gian xử lý và nội dung hồ sơ khởi kiện. 
 
Thứ tư, tự mình biết cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại toà án là điều bắt buộc. Việc này cần được thực hiện nhất quán và với kế hoạch rõ ràng. Nếu tự thân không đủ khả năng làm công việc này, hãy đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia pháp lý hoặc luật sư để giúp đỡ bạn một cách chuẩn chỉ nhất. 
 
Thứ năm, dù bạn là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, giám đốc thẩm là một thủ tục mà không một ai mong muốn. Tuy vậy, nếu trường hợp này xảy ra, đừng nản chí, và hãy lập tức nhờ chuyên gia pháp lý hoặc luật sư ngay từ đầu để giúp bạn vạch rõ định hướng, soạn đơn - điều này cực kỳ quan trọng vì đây là chìa khoá đầu tiên giúp việc giám đốc thẩm trở nên rộng mở, và tư vấn trong suốt quá trình thực hiện giám đốc thẩm như vụ việc của vị khách hàng nêu trên. 

Kết luận

Tranh chấp đất đai, hay tranh chấp nói chung, đều phức tạp và khó khăn, cần nhiều sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật. Do vậy, đừng ngần ngại nhờ luật sư hoặc chuyên gia pháp lý làm việc với bạn ngay từ những buổi đầu của sự việc. Điều này giúp bạn có một định hướng rõ ràng hơn, sự việc được tiến triển hoặc xử lý gọn gàng hơn, nhanh chóng hơn và giúp bạn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp một cách tối ưu nhất. Và đó cũng chính là cách để hạn chế việc phải đi đến con đường giám đốc thẩm. 

 


Các bài viết khác