HỘI THẢO KHOA HỌC: "TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ VIỆC LÀM XANH, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI" 2024 

Hội thảo khoa học với chủ đề "Tăng trưởng xanh và Việc làm xanh, Chính sách, Pháp luật và thực tiễn thực thi" đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp và cả người lao động. Đây là một trong những sự kiện quan trọng để thúc đẩy nhận thức và phát triển các giải pháp cho vấn đề việc làm xanh mở ra một tương lai mới phát triển xanh hoá cho Việt Nam. Hãy cùng Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh tìm hiểu về hội thảo và việc làm xanh nhé!

1. Thông tin của Hội thảo

1.1 Khuôn khổ và mục tiêu của Hội thảo

Nhằm mục đích tạo diễn đàn học thuật để các nhà khoa học, giảng viên, chuyên viên pháp lý, đại diện doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến các vấn đề hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay, đồng thời thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ, trường Đại học luật-Đại học Huế, khoa Luật kinh tế đã lên kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Tăng trưởng xanh và Việc làm xanh, Chính sách, Pháp luật và thực tiễn thực thi".

Hội thảo đã được tổ chức thành công vào ngày 24/9/2024 tại trường Đại học luật-Đại học Huế. Đã có tổng cộng 16 bài viết được phê duyệt đăng công khai trở thành tài liệu chính thức của Hội thảo, với các nhóm chủ đề chính gồm:

  • Chủ đề 1: Một số vấn đề lý luận chính sách, pháp luật về tăng trưởng xanh, việc là xanh.
  • Chủ đề 2: Thực trạng và thực tiễn thực thi chính sách, pháp luật về tăng trưởng xanh, việc làm xanh ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện.
  • Chủ đề 3: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách, pháp luật tăng trưởng xanh, việc làm xanh và gợi mở cho Việt Nam.
  • Chủ đề 4: Các nội dung khác có liên quan đến chủ đề của Hội thảo. 

1.2 Đóng góp của Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh trong hội thảo

Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh đã có những đóng góp khoa học cho Hội thảo thông qua bài viết: "Chính sách pháp luật về đào tạo, hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực cho việc làm xanh tại Việt Nam: Thực tiễn và khuyến nghị giải pháp". 

Bài viết cung cấp cái nhìn toàn diện về khung pháp lý, chính sách hiện hành về đào tạo, hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực cho việc làm xanh tại Việt Nam, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các chính sách hiện hành và việc thực thi; từ đó, khuyến nghị giải pháp thực tiễn để giải quyết những vấn đề về đào tạo, hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, hướng đến phát triển việc làm xanh thực sự hiệu quả, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Download Full File PDF: DoThiDieuLinh2024_Vieclamxanh

Download Full File PDF: Kyyeuhoithao2024

2. Tìm hiểu về Việc làm xanh

Đây không chỉ là một khái niệm thời thượng mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Để hiểu rõ hơn về việc làm xanh, chúng ta cần xem xét những yếu tố cấu thành nên khái niệm này.

2.1 Việc làm xanh là gì?

Theo Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh phân tích tại bài đóng góp của mình, Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), còn được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất, hay Hội nghị Rio, được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, là một chấm bút đầu tiên khởi đầu cho một kỷ nguyên phát triển đi kèm với sự khuyến khích bảo vệ môi trường sống trong nhiều lĩnh vực. Nhiều khái niệm mới bắt đầu ra đời từ đó. Cho đến Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất lần tiếp theo tại Rio de Janeiro, Brazil năm 2012 (Rio+20), khái niệm “phát triển bền vững” chính thức được đề đặt lên mục tiêu hàng đầu. Với chủ đề “tương lai mà chúng ta mong muốn” (The future we want), Hội nghị đã nhấn mạnh 7 lĩnh vực cần ưu tiên quan tâm để phát triển bền vững, trong đó việc làm là ưu tiên hàng đầu.

Cũng theo Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh phân tích, cụm từ “việc làm xanh” (green jobs) bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh các cuộc thảo luận quốc tế về môi trường và phát triển bền vững. Cụm từ này trở nên phổ biến hơn sau khi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (The United Nations Environment Programme – UNEP) và Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO) bắt đầu sử dụng nó để nhấn mạnh mối liên kết giữa bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu và tạo việc làm bền vững. Trong đó, văn bản đầu tiên đề cập đến khái niệm này là Báo cáo của UNEP và ILO năm 2008 với chủ đề “Green Jobs: Towards Decent Work in a Sustainable, Low-carbon World”, định nghĩa “việc làm xanh là công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D), hành chính, và hoạt động dịch vụ góp phần đáng kể vào việc bảo tồn, khôi phục chất lượng môi trường. Cụ thể, nhưng không giới hạn, bao gồm những công việc giúp bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học; giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng, vật liệu và nước thông qua các chiến lược hiệu quả cao; nền kinh tế không carbon; và giảm thiểu hoặc tránh hoàn toàn việc tạo ra mọi hình thức chất thải và ô nhiễm” (được tạm dịch bởi Luật sư Linh). Khái niệm này tiếp tục được ILO bổ sung lần lượt vào năm 2016, định nghĩa đây là“những công việc tử tế góp phần bảo tồn hoặc phục hồi môi trường, dù là trong các lĩnh vực truyền thống như sản xuất và xây dựng hay trong các lĩnh vực xanh mới nổi như năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả” (được tạm dịch bởi Luật sư Linh); và vào năm 2018, “việc làm xanh là việc làm bền vững (decent jobs) đồng thời bảo vệ môi trường, là việc làm mà người lao động có tiếng nói của mình, bình đẳng, có thu nhập xứng đáng và có điều kiện làm việc an toàn, đồng thời bảo vệ môi trường” (được tạm dịch bởi Luật sư Linh). 

Cho đến nay, khái niệm này ở Việt Nam cũng dựa trên khái niệm được đưa ra bởi UNEP và ILO, theo Báo cáo số 2 năm 2020 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Đây là một khái niệm mới, mở ra cho Việt Nam một “kỷ nguyên xanh” hướng đến “tăng trưởng xanh”, tuy vậy chưa được định nghĩa chính thức trong một văn bản pháp luật nào

trích: Đỗ Thị Diệu Linh (2024), Chính sách pháp luật về đào tạo, hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực cho việc làm xanh tại Việt Nam: Thực tiễn và khuyến nghị giải pháp, Đại học luật-Đại học Huế.

2.2 Vai trò của việc làm xanh đối với sự phát triển bền vững

Vai trò này trong sự phát triển bền vững là không thể xem nhẹ. Những công việc này không chỉ giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Khi người lao động được tham gia vào các lĩnh vực xanh, họ sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường an toàn hơn, ít ô nhiễm và hơn nữa là có thể đóng góp tích cực vào việc bảo vệ trái đất.

Điều này cũng giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Một nền kinh tế hướng tới phát triển bền vững sẽ không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo rằng các thế hệ tương lai có thể kế thừa một hành tinh sạch đẹp và lành mạnh.

3. Nâng cao nhận thức về Việc làm xanh tại Việt Nam

Việc nâng cao nhận thức về nội dung này tại Việt Nam là một yếu tố quan trọng. Hiện nay, nhiều người lao động và doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm này cũng như những lợi ích mà nó mang lại.

3.1 Luật và Chính sách hỗ trợ phát triển việc làm xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ phát triển việc làm xanh. Các luật và quy định pháp lý được ban hành nhằm thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực bền vững, bảo vệ môi trường và tạo ra việc làm cho người lao động. Chẳng hạn, những chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp thực hiện dự án xanh, hay hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo nghề liên quan đến môi trường đã được triển khai.

Theo Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh phân tích trong bài viết, chúng ta có thể điểm qua một số chính sách, quy định sau đây của Việt Nam:

  • Sắc lệnh 142/SL ngày 21/12/1949 do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hành: đây là văn bản ra đời sớm nhất đề cập đến vấn đề môi trường.

  • Luật bảo vệ môi trường 1993

  • Đề án Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) năm 2004

  • Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2011

  • Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2012 - 2020 theo Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012

  • Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 theo Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020

  • Luật bảo vệ môi trường 2020

  • Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 theo Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021

  • Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến 2050 theo Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022

  • Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm kinh tế tuần hoàn theo Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022

  • ...

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức đặt ra trong việc thực hiện và giám sát các chính sách này.

3.2 Vai trò của doanh nghiệp trong việc tạo ra việc làm xanh và bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra việc làm xanh. Họ không chỉ là những người tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà còn là những người tiên phong trong việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải và tiết kiệm năng lượng. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Những doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng các phương pháp bền vững sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và nhà đầu tư, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. 

3.3 Thúc đẩy việc làm xanh thông qua đào tạo và nâng cao năng lực cho người lao động

Để thực hiện hiệu quả các chính sách về việc làm xanh, việc đào tạo và nâng cao năng lực cho người lao động là vô cùng cần thiết. Các chương trình đào tạo nên tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến môi trường, giúp người lao động có thể thích nghi và phát triển trong các lĩnh vực xanh.

Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cũng cần được chú trọng. Người lao động nên hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc. Những kiến thức này không chỉ giúp họ có một công việc ổn định mà còn góp phần vào việc bảo vệ hành tinh.

Kết luận

Hội thảo khoa học về "Tăng trưởng xanh và Việc làm xanh, Chính sách, Pháp luật và thực tiễn thực thi" 2024 là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho người lao động, doanh nghiệp nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Từ những đóng góp của các chuyên gia, luật sư đến sự tham gia nhiệt tình của doanh nghiệp, hy vọng rằng hội thảo sẽ mở ra những hướng đi mới cho việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Bằng cách hiểu rõ và áp dụng các khái niệm về việc làm xanh, chúng ta không chỉ giúp bản thân mà còn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hãy chung tay cùng chia sẻ kiến thức về việc làm xanh đến cộng đồng vì một mục tiêu đất nước phát triển xanh bền vững mọi người nhé!

Ngoài ra, đừng ngần ngại liên hệ đặt hẹn ngay với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh để nhận ngay những ưu đãi trong dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gói tư vấn quản lý và vận hành doanh nghiệp trọn đời, cập nhật kiến thức và mẹo pháp lý mới nhất hữu ích nhất cho cá nhân và doanh nghiệp, và nhận về nhiều tài liệu tuyệt chiêu pháp lý, chiến thắng trên mọi mặt trận thương thảo kinh doanh và đời sống.