ESG [PHẦN 3]: KHUNG PHÁP LÝ ESG QUỐC TẾ & KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng nhận thức về trách nhiệm xã hội, các vấn đề Môi trường (Environment), Xã hội (Social) và Quản trị (Governance) – ESG đang ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây không chỉ là một xu hướng mà đã dần trở thành một tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn đầu tư. Hãy cùng Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh điểm qua các khuôn khổ pháp lý quốc tế về ESG và tìm kiếm kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam nhé!

1. Khuôn khổ pháp lý quốc tế về ESG

Khuôn khổ pháp lý quốc tế về ESG hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nó bao gồm các quy định, nguyên tắc và hướng dẫn từ nhiều tổ chức quốc tế, hiệp hội và chính phủ. Những quy định này nhắm đến việc thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực ESG, đảm bảo tính minh bạch và bền vững trong hoạt động kinh doanh.

Lưu ý rằng, với nhiều diễn biến mới và phát triển mạnh mẽ, khuôn khổ pháp lý quốc tế vẫn tiếp tục được cập nhật thêm trong tương lai, hãy theo dõi để cập nhật kịp thời bạn nhé!

1.1 Công ước của Liên hợp quốc

1.1.1 Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc (United Nations Global Compact - UNGC)

Đây là một sáng kiến tự nguyện ra mắt vào năm 2000, khuyến khích doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới cam kết phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. Đây là khuôn khổ hành động dành cho doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng bền vững và có trách nhiệm, khuyến khích tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc cốt lõi về nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng.

Trong đó, 10 nguyên tắc đáng chú ý của UNGC như sau: 

(1) Nhân quyền: 

  • Nguyên tắc 1: Doanh nghiệp phải ủng hộ và tôn trọng việc bảo vệ quyền con người được công bố trên phạm vi quốc tế.
  • Nguyên tắc 2: Đảm bảo rằng họ không tiếp tay cho hành vi vi phạm nhân quyền.

(2) Nhân công: 

  • Nguyên tắc 3: Daonh nghiệp phải bảo vệ quyền tự do lập hội và sự công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể.
  • Nguyên tắc 4: Xoá bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc.
  • Nguyên tắc 5: Xoá bỏ hiệu quả lao động trẻ em.
  • Nguyên tắc 6: Xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

ESG [PHẦN 3]: KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ QUỐC TẾ VỀ ESG & KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

(3) Môi trường:

  • Nguyên tắc 7: Doanh nghiệp nên ủng hộ cách tiếp cận phòng ngừa đối với thách thức về môi trường.
  • Nguyên tắc 8: Thực hiện các sáng kiến để thúc đẩy trách nhiệm lớn hơn đối với môi trường.
  • Nguyên tắc 9: Khuyến khích phát triển và phổ biến công nghệ thân thiện với môi trường.

(4) Chống tham những:

  • Nguyên tắc 10: Doanh nghiệp phải đấu tranh chống tham nhũng dưới mọi hình thức, bao gồm cả tống tiền và hối lộ. 

Các tổ chức tham gia UNGC cam kết báo cáo hàng năm về tiến trình thực hiện, được gọi là "truyền thông về tiến độ" (Communication on Progress - COP). Ngoài việc cung cấp khuôn khổ lý thuyết thì UNGC còn tổ chức các chương trình đào tạo, hội nghị, cung cấp tài nguyên hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức thực hiện và duy trì các tiêu chuẩn này. Sáng kiến này hiện là mạng lưới phát triển bền vững lớn nhất thế giới với hàng ngàn doanh nghiệp và tổ chức thành viên trên 160 quốc gia. 

1.1.2 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs):

Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Sustainable Development Goals - SDGs) là tập hợp 17 mục tiêu toàn cầu do Liên hợp quốc đề ra nhằm giải quyết những thách thức lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt. SDGs được công bố năm 2015 và nằm trong chương trình Nghị sự "Biến đổi thế giới: Chương trình phát triển bền vững 2030" (2030 Agenda for Sustainable Development), đã cung cấp một khuôn khổ toàn diện cho sự phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực. 

Dưới đây là 17 Mục tiêu phát triển bền vững:

  1. Xoá nghèo.
  2. KHông còn nạn đói.
  3. Sức khoẻ và cuộc sống tốt.
  4. Đảm bảo chất lượng giáo dục.
  5. Bình đẳng giới.
  6. Nước sạch và vệ sinh.
  7. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý.
  8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế.
  9. Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng.
  10. Giảm bất bình đẳng.
  11. Các thành phố và cộng đồng bền vững.
  12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm.
  13. Hành động về khí hậu.
  14. Tài nguyên và môi trường biển.
  15. Tài nguyên và môi trường đất liền.
  16. Hoà bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ.
  17. Hợp tác để thực hiện hoá các mục tiêu. 

Việc triển khai chiến lược ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trong doanh nghiệp có thể xem là cách thực hiện hoá SDGs. Doanh nghiệp có thể sử dụng cơ chế ESG như một công cụ đánh giá và cải thiện tác động bền vững của mình, góp phần đạt được SDGs trên phạm vi toàn cầu. 

1.2 Các khung báo cáo ESG

 

1.2.1 Chuẩn mực báo cáo phát triển bền vững của Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI)

Global Reporting Initiative là một tổ chức quốc tế phát triển các tiêu chuẩn báo cáo bền vững để giúp doanh nghiệp công khai tác động kinh tế, môi trường, và xã hội của họ. Tiêu chuẩn GRI cung cấp một khuôn khổ phổ biến cho báo cáo Môi trường - Xã hội - Quản trị, giúp doanh nghiệp minh bạch hơn về các hoạt động của mình. Các tiêu chuẩn này bao gồm một loạt các chỉ tiêu về môi trường (khí thải, sử dụng tài nguyên), xã hội (lao động, nhân quyền), và quản trị (quản trị doanh nghiệp, tính minh bạch), hỗ trợ doanh nghiệp đạt được sự công khai toàn diện.

1.2.2 Báo cáo tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu của TCFD

Task Force on Climate-related Financial Disclosures là một tổ chức do Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB) thành lập nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá và công khai các rủi ro và cơ hội tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu. TCFD khuyến nghị các tổ chức công bố thông tin về khí hậu theo bốn trụ cột chính: Quản trị, Chiến lược, Quản lý rủi ro, và Các chỉ số và mục tiêu. TCFD giúp doanh nghiệp và các bên liên quan hiểu rõ hơn về tác động tài chính của biến đổi khí hậu đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh chiến lược để giảm thiểu rủi ro.

1.3 Tiêu chuẩn đầu tư

1.3.1 Nguyên tắc Đầu tư Trách nhiệm (PRI)

Nguyên tắc Đầu tư Trách nhiệm (Principles for Responsible Investment - PRI) do Liên Hợp Quốc khởi xướng, sáng kiến này được lập vào năm 2005 bởi Sáng kiến Tài chính Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc. 

PRI là một tập hợp các nguyên tắc khuyến khích các nhà đầu tư tích hợp các yếu tố ESG vào quy trình đầu tư. PRI bao gồm sáu nguyên tắc khuyến khích nhà đầu tư hành động một cách có trách nhiệm để thúc đẩy phát triển bền vững và hỗ trợ công khai, minh bạch. Các nguyên tắc bao gồm việc tích hợp các vấn đề ESG vào quy trình đầu tư và cam kết báo cáo hoạt động ESG, giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các tác động môi trường và xã hội của danh mục đầu tư của họ.

1.3.2 Nguyên tắc Xích đạo

Nguyên tắc Xích đạo (Equator Principles) là một khuôn khổ quản lý rủi ro, được áp dụng bởi các Tổ chức Tài chính, xác định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong tài trợ dự án.

Nguyên tắc này cung cấp một tiêu chuẩn tối thiểu cho hoạt động thẩm định để hỗ trợ việc ra quyết định rủi ro có trách nhiệm. Các tổ chức tài chính theo nguyên tắc Xích đạo cam kết không cung cấp tài chính cho các dự án mà bên vay sẽ không hoặc không có khả năng tuân thủ các chính sách và thủ tục xã hội và môi trường tương ứng của họ. Cho đến 2019, đã có 97 tổ chức Tài chính áp dụng nguyên tắc tại 37 quốc gia trên thế giới. 

1.4 Tiêu chuẩn chỉ số

1.4.1 ISO 26000

Đây là một tiêu chuẩn quốc tế không bắt buộc, cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức về cách thực hiện trách nhiệm xã hội một cách hiệu quả. ISO 26000 giúp doanh nghiệp xác định và quản lý các tác động xã hội của họ, bao gồm các khía cạnh như quyền con người, điều kiện lao động, môi trường, quản trị tốt, và các hoạt động minh bạch. Tiêu chuẩn này không phải là một hệ thống quản lý và không yêu cầu chứng nhận, mà đóng vai trò hướng dẫn cho tổ chức tự đánh giá và cải thiện tác động xã hội của mình.

1.4.2 ISO 14001

Đây là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, giúp tổ chức kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường từ hoạt động của mình. ISO 14001 tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiệu quả, bao gồm đánh giá rủi ro và cơ hội, quản lý tài nguyên, và tuân thủ quy định pháp lý về môi trường. Tiêu chuẩn này cho phép doanh nghiệp chứng nhận hệ thống quản lý môi trường, tăng cường uy tín và cải thiện hiệu quả môi trường.

1.4.3 OECD Guidelines for Multinational Enterprises

Đây là một tập hợp các khuyến nghị từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho các doanh nghiệp đa quốc gia, bao gồm các vấn đề về nhân quyền, môi trường, chống tham nhũng, và phát triển bền vững. Các hướng dẫn của OECD giúp doanh nghiệp hoạt động một cách có trách nhiệm tại các quốc gia khác nhau, khuyến khích tôn trọng các quyền con người, bảo vệ môi trường và duy trì các tiêu chuẩn cao trong quản lý công ty.

1.5 Tiêu chuẩn quản trị

Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD (G20/OECD)

Một trong những khuôn khổ pháp lý quan trọng đó là các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp do OECD đưa ra, xuất hiện lần đầu vào năm 1999, tái bản lần hai được tiến hành vào năm 2014 và 2015. Nguyên tắc với thông điệp chia sẻ rằng một hệ thống quản trị công ty hiệu quả được xây dựng trên nền tảng của tính minh bạch, tính giải trình, trách nhiệm giám sát của Hội đồng quản trị, sự tôn trọng quyền của cổ đông và vai trò của các bên tham gia khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan.

Tải về ấn phẩm Bộ nguyên tắc G20/OECD tại đây.

2. Kết nối doanh nghiệp với các nguồn lực quốc tế về ESG

ESG [PHẦN 3]: KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ QUỐC TẾ VỀ ESG & KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội để phát triển và hội nhập, việc kết nối với các nguồn lực quốc tế là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin mà còn học hỏi từ các mô hình thành công trên thế giới, rút ngắn con đường tích hợp ESG vào doanh nghiệp Việt Nam.

2.1 Các tổ chức quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp

Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, OECD và các tổ chức khác đều có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai ESG. Những tổ chức này cung cấp thông tin, hướng dẫn và đào tạo cho doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt kiến thức và kỹ năng cần thiết.

2.2 Hiệp hội doanh nghiệp và diễn đàn quốc tế

Tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp và diễn đàn quốc tế cũng là một cách hiệu quả để kết nối với các nguồn lực. Những nơi này thường xuyên tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm về thực tiễn và xu hướng trong ngành.

2.3 Hợp tác với các luật sư và chuyên gia

Doanh nghiệp nên xem xét việc hợp tác với các luật sư tư vấn và chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực ESG. Những chuyên gia này có thể mang lại những giải pháp phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp, từ đó tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

3. Đặt hẹn với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Nếu bạn đang gặp khó khăn pháp lý, hãy nhanh chóng đặt lịch hẹn với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh thông qua kênh phương tiện sau đây, một dịch vụ pháp lý tốt đang chờ đợi bạn:

Điện thoại | Zalo: 0968 797 291 

Email: dtdlinh511@gmail.com

Facebook: Ls Đỗ Thị Diệu Linh

Linked In: Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Youtube: Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Kết luận

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc áp dụng ESG không còn chỉ là lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động cập nhật thông tin về ESG và học hỏi từ những kinh nghiệm quốc tế để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai.

Đừng ngần ngại liên hệ đặt hẹn ngay với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh, luật sư chuyên về doanh nghiệp, để cập nhật nhiều vấn đề số trong thời đại số hoá, được nhận ngay những ưu đãi trong dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên và nhận về nhiều tài liệu tuyệt chiêu pháp lý doanh nghiệp, chiến thắng trên mọi mặt trận thương thảo kinh doanh.