Chia thừa kế có giới hạn thời hiệu khởi kiện không? Cách tính thời hiệu khởi kiện chia thừa kế? Có khoảng thời gian nào được loại trừ khỏi thời hiệu khởi kiện chia thừa kế không?
Khởi kiện chia thừa kế là trường hợp có giới hạn thời hạn khởi kiện. Đây cũng là trường hợp có những mốc thời gian loại trừ khỏi thời hiệu đáng lưu ý. Hãy cùng luật sư tìm hiểu nhé!
1. Khái niệm về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế
Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là khoảng thời gian mà trong đó những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc chia thừa kế có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp về thừa kế, phân chia thừa kế. Sau khi hết thời hạn này, quyền khởi kiện sẽ không còn.
2. Quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế & Các mốc thời gian đáng lưu ý
2.1 Quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế
Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế: đối với bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế: là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được toà án xác định là ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
Địa điểm mở thừa kế: là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
2.2 Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế trong trường hợp đặc biệt & các mốc thời gian bị loại trừ khỏi thời hiệu khởi kiện
Thứ nhất, nếu người để lại di sản chết trước năm 1987, mà hiện nay toà án mới thụ lý tranh chấp về thừa kế, thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản sẽ được tính như sau:
Trích dẫn quy định: Kể từ ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 104/2015/QH13 về việc thi hành Luật tố tụng hành chính vào cùng ngày 25/11/2015 của Quốc hội,
Quy định: thì từ ngày 01/01/2017, toà án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 để tính thời hiệu thừa kế để thụ lý vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản. Theo đó, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thứ hai, đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990:
Trích dẫn quy định: Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế.
Quy định: Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990.
Thứ ba, khi xác định thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì:
- Thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 được loại trừ, không tính vào thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia;
- Thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư nước ngoài tham gia.
(Tham khảo quy định trích dẫn theo: Công văn giải đáp nghiệp vụ số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Toà án nhân dân tối cao)
Thứ tư, sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan cũng đồng thời là những khoảng thời gian được xem xét loại trừ, không tính vào thời hiệu khởi kiện chia thừa kế.
Kết luận
Chia thừa kế là một quá trình dài với nhiều vấn đề phức lý phức tạp, bao gồm việc xác định thời hiệu khởi kiện - bước đầu tiên quan trọng của quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế. Việc hiểu rõ quy định về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế và các mốc thời gian quan trọng sẽ giúp người thừa kế bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả và hợp pháp. Hãy liên hệ luật sư để được trợ giúp pháp lý khi bạn gặp khó khăn nhé.
XỬ PHẠT HÀNH VI KHÔNG PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TỪ 01/01/2025: ĐÃ KHẢ THI?
SCIENTIFIC PAPER: DO THI DIEU LINH (2024), CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY (CSR) LAW IN THE CONTEXT OF INNOVATION IN VIETNAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐỖ THỊ DIỆU LINH (2022), TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ NGHĨA VỤ HẠN CHẾ THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
BÀI VIẾT KHOA HỌC: ĐỖ THỊ DIỆU LINH (2024), XU HƯỚNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH LUẬT TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ
SCIENTIFIC PAPER: DO THI DIEU LINH (2024) POLICY AND PRACTICES OF CIRCULAR ECONOMY AND RECOMMENDATIONS FOR VIET NAM
LUẬT SƯ ĐỖ THỊ DIỆU LINH: HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ LUẬT
HÀNH TRÌNH GIÁM ĐỐC THẨM - LỘI NGƯỢC DÒNG TÌM LẠI CÔNG LÝ
HỘI THẢO KHOA HỌC TĂNG TRƯỞNG XANH & VIỆC LÀM XANH 2024
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0 & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM & ĐÀI LOAN (TRUNG QUỐC)
HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐỊNH HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN LUẬT 2024
BÌNH LUẬN ÁN LỆ 21/2018/AL: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
BÀI VIẾT KHOA HỌC: ĐỖ THỊ DIỆU LINH (2024), CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO, HỖ TRỢ, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO VIỆC LÀM XANH TẠI VIỆT NAM: THỰC TIỄN & GIẢI PHÁP
[ÁN LỆ-DÂN SỰ] TỔNG HỢP 72 ÁN LỆ VIỆT NAM (PHẦN 2)
[ÁN LỆ-HÀNH CHÍNH] TỔNG HỢP 72 ÁN LỆ VIỆT NAM (PHẦN 3)
[ÁN LỆ-KINH DOANH THƯƠNG MẠI] TỔNG HỢP 72 ÁN LỆ VIỆT NAM (PHẦN 5)
[ÁN LỆ-HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH] TỔNG HỢP 72 ÁN LỆ VIỆT NAM (PHẦN 4)
[ÁN LỆ-LAO ĐỘNG] TỔNG HỢP 72 ÁN LỆ VIỆT NAM (PHẦN 6)
[ÁN LỆ-HÌNH SỰ] TỔNG HỢP 72 ÁN LỆ VIỆT NAM (PHẦN 1)
Ls. Đỗ Thị Diệu Linh: Giám khảo cuộc thi học thuật 2022
Ls. Đỗ Thị Diệu Linh: Giám khảo cuộc thi học thuật 2023