HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐỊNH HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN LUẬT 2024

Hội thảo khoa học "Định hướng môi trường và cơ hội việc làm cho sinh viên luật" đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp và đặc biệt là sinh viên ngành luật - thế hệ tương lai. Đây là một trong những sự kiện quan trọng kết nối tri thức và thực tiễn ngành luật, kết nối doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cũng như sinh viên, mở ra nhiều kiến thức và bài học mới cho sinh viên luật, hướng đến nắm bắt xu thế mới để phát triển trong tương lai. 

1. Thông tin của Hội thảo

1.1 Khuôn khổ và mục tiêu của Hội thảo

Nhằm thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ, đồng thời tạo diện đàn học thuật giữa sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà tuyển dụng lao động để trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến môi trường và cơ hội việc làm cho sinh viên ngành luật, Đại học Luật-Đại học Huế đã triển khai tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Định hướng môi trường và cơ hội việc làm cho sinh viên luật".

Hoạt động được tổ chức thành công vào ngày 07/11/2024 vừa qua tại trường Đại học luật-Đại học Huế. Đã có tổng cộng 15 bài viết được phê duyệt đăng công khai trở thành tài liệu chính thức, với các nhóm chủ đề chính gồm:

  • Chủ đề 1: Chuẩn đầu ra, môi trường học tập, cơ sở đào tạo và vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
  • Chủ đề 2: Kỹ năng hành nghề luật và triển vọng việc làm
  • Chủ đề 3: Định hướng nghề luật
  • Chủ đề 4: Thực trạng, cơ hội, thách thức và xu hướng việc làm trong bối cảnh mới
  • Chủ đề 5: Các nội dung liên quan khác. 

1.2 Đóng góp của Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh đã có những đóng góp khoa học cho Hội nghị thông qua bài viết: "Xu hướng, cơ hội và thách thức việc làm của sinh viên ngành luật trong thời kỳ chuyển đổi số". 

Bài viết tập trung vào việc phân tích xu hướng nghề nghiệp trong ngành luật trong thời kỳ chuyển đổi số và định hướng tương lai gần, mối liên kết giữa hoạt động ngành luật, nghề nghiệp ngành luật với công nghệ. Đồng thời, bài viết cũng đề cập và phân tích những cơ hội mới, đi kèm với những thách thức mới mà sinh viên ngành luật có thể gặp phải, những thiếu hụt về kỹ năng công nghệ, những lĩnh vực pháp lý mới mẻ, sự cạnh tranh ngành càng gia tăng, sự thay đổi của các hình thức nghề luật truyền thống… Từ đó, bài viết đề xuất một số định hướng phát triển cho sinh viên ngành luật, bao gồm việc nâng cao kỹ năng số, thích ứng với sự thay đổi và phát triển đột phá của công nghệ, tận dụng các cơ hội giữa thời điểm giao thoa để phát triển nghề nghiệp mới. Bài viết cũng đưa ra những khuyến nghị mở rộng chính sách đào tạo nhằm giúp sinh viên ngành luật không chỉ đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ chuyển đổi số và còn khai thác tối đa tiềm năng nghề nghiệp trong tương lai.

 Download Full PDF: DoThiDieuLinh2024_Chuyendoiso&Dinhhuongnghenghiep

 Download Full PDF: Kyyeuhoithao2024_Dinhhuongmoitruong&cohoivieclam

2. Tìm hiểu về chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số

Khái niệm chuyển đổi số đang ngày càng trở nên quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hết ý nghĩa và tác động của nó. Trong bối cảnh ngành Luật, việc nắm vững khái niệm này là rất quan trọng để sinh viên có thể định hướng nghề nghiệp một cách hiệu quả.

2.1 Khái niệm chuyển đổi số

Theo phân tích của Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh tại Hội nghị, chuyển đổi số (Digital Transformation) là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới, phổ biến mạnh trong thời đại bùng nổ công nghệ, internet, mô tả những đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong tư duy và hành động, diễn ra ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cá nhân đến tổ chức. Cho đến nay, có khá nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ này được sử dụng, nhưng tựu chung đều hàm ý về việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Theo Westerman và cộng sự, thuật ngữ này được định nghĩa là việc doanh nghiệp sử dụng công nghệ để cải thiện một cách căn bản hiệu suất hoặc phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp; theo Fitzgerald và cộng sự, Liere Netheler và cộng sự, cho rằng đây là việc sử dụng các công nghệ số mới (phương tiện truyền thông xã hội, di động, phân tích) để tạo ra những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Matt thì cho rằng đây là một kế hoạch chi tiết giúp doanh nghiệp quản lý các chuyển đổi phát sinh do việc tích hợp của công nghệ số vào kinh doanh và vận hành doanh nghiệp sau chuyển đổi…. Trong khi, theo Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam (2020) ghi nhận lại một số khái niệm chuyển đổi số từ các nguồn, thì cho rằng đây là cách sử dụng công nghệ để thực hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn” (Tech Republic), hoặc cũng có thể là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới (Microsoft). Theo FSI, doanh nghiệp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam cho rằng đây là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật kết nối (IoT)…, thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hoá công ty...

Cũng theo Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh, chuyển đổi số tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống và cả con người, rất cần thiết trong kỷ nguyên số bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại. Nó đã trở thành yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự phát triển bền vững và cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành luật. Nghiên cứu khám phá các xu hướng và thách thức trong ngành luật, khi sự phát triển công nghệ đang thúc đẩy các thay đổi về phương thức cung cấp dịch vụ pháp lý, yêu cầu nghề nghiệp và kỹ năng của lực lượng lao động. Bằng cách hiểu rõ khái niệm này, sinh viên luật sẽ bắt kịp xu hướng, chuẩn bị kịp thời để thích nghi và phát triển.

2.2 Xu hướng ngành luật hiện nay và tương lai

Ngành Luật hiện nay đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều lĩnh vực pháp lý mới mẻ. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên luật, tuy nhiên cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về kỹ năng và chuyên môn.

Xu hướng hiện tại cho thấy rằng các chuyên gia Luật không chỉ cần nắm vững kiến thức pháp lý mà còn phải có khả năng vận dụng công nghệ vào công việc. Việc cải thiện kỹ năng mềm, năng lực giao tiếp và khả năng làm việc nhóm cũng trở nên cực kỳ quan trọng, giúp họ dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc đa dạng và năng động.

Sự mở rộng toàn cầu trong ngành luật là một bước tiến mới và lớn đối với sinh viên luật, mở ra rất nhiều cơ hội mới, cũng như đi kèm nhiều thách thức, khó khăn mà sinh viên luật phải nhận diện và khắc chế. 

2.3 Định hướng phát triển của nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số

Để phát triển nguồn nhân lực trong ngành Luật, các trường đại học cần chú trọng đào tạo sinh viên theo hướng toàn diện. Ngoài việc cung cấp kiến thức pháp lý chuyên sâu, sinh viên cũng cần được đào tạo về kỹ năng công nghệ, khả năng phân tích dữ liệu và kỹ năng mềm.

Các chương trình đào tạo cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Hơn nữa, việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình làm việc và chuẩn bị tốt hơn cho việc tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.

3. Cơ hội tương lai & thách thức cho sinh viên ngành luật

Sự phát triển không ngừng của công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho sinh viên ngành Luật, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ mà họ cần đối mặt.

3.1 Các hoạt động pháp lý mở rộng

Một trong những cơ hội nổi bật dành cho sinh viên luật là việc mở rộng các hoạt động pháp lý trong các lĩnh vực mới. Theo phân tích của Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh tại Hội nghị, các hoạt động pháp lý mở rộng về công nghệ và phát triển bền vững, xuất  hiện nhiều vai trò mới trong lĩnh vực pháp lý tư nhân, mở rộng phạm vi làm việc quốc tế, mở rộng sự học hỏi từ nhiều cơ hội phát triển kỹ năng số, phát triển khả năng tư duy và sáng tạo.... đều là bước tiến lớn trong tương lai của ngành luật, sẽ trở thành những cơ hội mới nếu sinih viên luật biết và kịp thời nắm bắt. 

3.2 Thách thức cho sinh viên luật trong thời kỳ chuyển đổi số

Bên cạnh đó, Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh cũng chỉ ra những thách thức mà đòi hỏi sinh viên luật phải vượt qua, chẳng hạn: thiếu hụt kỹ năng công nghệ, kỹ năng số, nhu cầu pháp lý mới phát sinh từ các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và phát triển bền vững, và nhiều thách thức liên quan đến việc cạnh tranh nghề nghiệp. 

Hãy tham khảo chi tiết bài viết khoa học tại Hội thảo để nắm rõ tình hình hơn.

3.3 Kỹ năng cần thiết cho sinh viên luật khi tìm kiếm việc làm

Để thành công trong việc tìm kiếm việc làm, sinh viên luật cần tập trung vào việc phát triển những kỹ năng thiết yếu như:

  • Kiến thức pháp lý vững chắc
  • Kỹ năng sáng tạo 
  • Kỹ năng tư duy
  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Khả năng độc lập hoạt động...

Ngoài ra, việc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành Luật, cũng là những yếu tố quyết định giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận việc làm. 

Kết luận 

Hội thảo khoa học "Định hướng Môi trường và Việc Làm cho Sinh viên Luật" 2024 đã tạo ra một không gian kết nối quý giá giữa sinh viên, các chuyên gia và nhà tuyển dụng. Đây là cơ hội tuyệt vời cho sinh viên luật để trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thích ứng với môi trường làm việc ngày càng phát triển và cạnh tranh. Việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong thời kỳ chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm việc làm, mà còn là hành trình xây dựng một tương lai nghề nghiệp bền vững và phát triển.

Ngoài ra, đừng ngần ngại liên hệ đặt hẹn ngay với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh để nhận ngay những ưu đãi trong dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gói tư vấn quản lý và vận hành doanh nghiệp trọn đời, cập nhật kiến thức và mẹo pháp lý mới nhất hữu ích nhất cho cá nhân và doanh nghiệp, và nhận về nhiều tài liệu tuyệt chiêu pháp lý, chiến thắng trên mọi mặt trận thương thảo kinh doanh và đời sống. Đây cũng là kênh chia sẻ kiến thức chuyên sâu và thú vị ngành luật, hướng dẫn sinh viên luật định hướng tương lai hoạt động nghề nghiệp.