HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG [PHẦN 1]: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU VÀ KHI NÀO CÓ QUYỀN HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG?

Hợp đồng là một hình thức pháp lý cực kỳ phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ dân sự đến kinh doanh thương mại, từ trong ra ngoài nước. Quá trình thực hiện hợp đồng cũng rất phức tạp, đôi khi xảy ra những vấn đề dẫn đến việc một trong các bên phải huỷ bỏ hợp đồng. Vậy làm thế nào để biết khi nào có quyền huỷ bỏ, và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này???

Trong bài viết này, Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích giúp bạn tìm được nguyên nhân vì sao dẫn đến hợp đồng bị huỷ bỏ và thời điểm nào bạn hoặc đối phương của bạn phát sinh quyền được huỷ bỏ đối với hợp đồng.

1. Tổng quan về huỷ bỏ hợp đồng

Khi nói đến huỷ bỏ, chúng ta đang đề cập đến hành động chấm dứt hiệu lực của một hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Đây là một vấn đề pháp lý phức tạp mà nhiều người gặp phải trong quá trình giao dịch. Những lý do cũng như quy định liên quan đến vấn đề này không chỉ đơn thuần là vấn đề pháp lý mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên tham gia.

1.1 Huỷ bỏ hợp đồng là gì?

Huỷ bỏ hợp đồng được hiểu là việc một bên hoặc các bên quyết định chấm dứt hiệu lực của một hợp đồng đã được ký kết giữa các bên. Việc này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, từ sự thay đổi hoàn cảnh cho đến các vấn đề vi phạm điều khoản trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, các bên sẽ không còn nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng theo hợp đồng đó nữa. 

Các bên tham gia hợp đồng cần nắm rõ rằng việc huỷ bỏ không chỉ đơn giản là ngừng lại mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành để tránh những tranh chấp không đáng có sau này. Sự am hiểu này có thể giúp bảo vệ quyền lợi của mình và tạo ra một môi trường giao dịch an toàn hơn.

1.2 Phân loại huỷ bỏ hợp đồng

Việc phân loại trường hợp huỷ bỏ đối với hợp đồng rất quan trọng vì nó giúp xác định cách thức và điều kiện để thực hiện hành động này.

Xét về mặt ý chí, có thể chia thành hai loại huỷ bỏ chính:

  1. Huỷ bỏ theo thỏa thuận: Khi cả hai bên đều đồng ý huỷ bỏ một cách tự nguyện đối với hợp đồng.
  2. Huỷ bỏ đơn phương: Một bên quyết định huỷ bỏ mà không cần sự đồng ý của bên kia, thường dựa trên các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, việc huỷ bỏ còn có thể xét phân loại dựa trên nguyên nhân cụ thể. Pháp luật dân sự chung xác định việc huỷ bỏ phải dựa trên các điều kiện cụ thể, được quy định từ Điều 423 đến Điều 426, gồm:

  1. Do vi phạm nghĩa vụ;

  2. Do chậm thực hiện nghĩa vụ;

  3. Do không có khả năng thực hiện;

  4. Khi tài sản bị mất, bị hư hỏng.

Mỗi loại nêu trên đều có những điều kiện và phương thức khác nhau. Đó cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến hợp đồng bị huỷ bỏ, từ đó xác định được quyền của các bên thực hiện việc huỷ bỏ. 

1.3 Vai trò của luật sư trong quá trình huỷ bỏ hợp đồng

Khi thực hiện quy trình huỷ bỏ hợp đồng, vai trò của luật sư là vô cùng quan trọng. Họ không chỉ cung cấp các thông tin pháp lý cần thiết mà còn tư vấn các bước cần thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, nhằm hạn chế tối đa rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

Trong nhiều trường hợp, luật sư còn đóng vai trò trung gian cho các bên, hỗ trợ trong việc thương lượng với bên còn lại để đạt được một thỏa thuận tốt nhất, việc đàm phán có thể đi từ việc mâu thuẫn dẫn đến muốn huỷ bỏ hợp đồng đến việc hoà giải tiếp tục thực hiện hợp đồng theo nhiều cách khác nhau, hoặc đến việc huỷ bỏ một cách êm đẹp không tranh chấp.

Hoặc trong nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra, luật sư sẽ là người đại diện cho quyền lợi của bên bị vi phạm, xử lý các vấn đề phát sinh và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.

1.4 Hậu quả pháp lý khi huỷ bỏ hợp đồng

Việc huỷ bỏ đối với hợp đồng không chỉ đơn thuần chấm dứt nghĩa vụ giữa các bên mà còn kéo theo nhiều hậu quả pháp lý. Những hậu quả này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và quan hệ giữa các bên tham gia.

1.4.1 Hiệu lực hợp đồng sau khi huỷ bỏ

Một trong những hậu quả đầu tiên của việc huỷ bỏ là hiệu lực của hợp đồng không còn nữa kể từ thời điểm giao kết. Tất cả các điều khoản thoả thuận nghĩa vụ của các bên sẽ không còn giá trị pháp lý, trừ những thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại thoả thuận giải quyết tranh chấp.

1.4.2 Nghĩa vụ hoàn trả giữa các bên

Sau khi hợp đồng bị huỷ bỏ, các bên phải trao trả lại cho nhau những gì đã nhận, sau khi khấu trừ đi chi phí hợp lý. Quy trình hoàn trả này cần được thực hiện minh bạch để tránh xảy ra tranh chấp.

1.4.3 Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Nếu việc huỷ bỏ gây ra thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đương nhiên, việc yêu cầu phải đi kèm mới minh chứng về thiệt hại thực tế và quan hệ giữa thiệt hại với hành vi huỷ bỏ.

2. Các nguyên nhân dẫn đến huỷ bỏ hợp đồng & phát sinh quyền huỷ bỏ hợp đồng

Có nhiều lý do dẫn đến hành động huỷ bỏ đối với hợp đồng của một hoặc các bên, đó có thể là điều kiện để xác định quyền huỷ bỏ hợp đồng được phát sinh theo luật định hoặc không.

Trong bài viết này, Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh sẽ phân tích những lý do dẫn đến huỷ bỏ một hợp đồng cũng chính là cơ sở phát sinh quyền huỷ bỏ đối với hợp đồng. Bạn đọc lưu ý rằng những lý do nằm ngoài các lý do liệt kê dưới đây đều có thể được xem là không phù hợp quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bạn.

2.1 Quyền huỷ bỏ do vi phạm nghĩa vụ

Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến quyết định huỷ bỏ đối với hợp đồng.

Quyền huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp này được thực hiện khi:

  • ♦ Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận, nghĩa là khi giao kết hợp đồng, các bên đã dự liệu việc vi phạm hợp đồng là một trong các điều kiện đẫn đến sự huỷ bỏ hợp đồng, thoả thuận này có thể lập thành văn bản riêng hoặc là một điều khoản cụ thể trong hợp đồng;

  • ♦ Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Lúc này, việc có thoả thuận điều khoản này trong hợp đồng là một trong các điều kiện dẫn đến sự huỷ bỏ hợp đồng hay không là không quan trọng, hay nói cách khác là không bắt buộc, nhưng bên cạnh đó “sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ” phải được chứng minh đầy đủ. Trong đó vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng sẽ được hiểu là:

“Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng được hiểu là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”.

Động thái huỷ bỏ đối với hợp đồng trong trường hợp này đi kèm nghĩa vụ thông báo cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Điều này không chỉ xảy ra khi một bên không thực hiện nghĩa vụ mà còn khi việc thực hiện nghĩa vụ đó không đáp ứng được các yêu cầu chất lượng hoặc thời gian theo thỏa thuận. Nếu vi phạm được coi là nghiêm trọng, bên bị vi phạm có thể ngay lập tức huỷ bỏ mà không cần đợi bên vi phạm khắc phục sai sót.

Khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên còn lại có quyền huỷ bỏ ngay lập tức đối với hợp đồng nếu vi phạm đó được coi là nghiêm trọng và làm mất đi mục tiêu của hợp đồng. Trong trường hợp này, bên yêu cầu huỷ bỏ phải thông báo cho bên vi phạm về quyết định của mình.

Đặc biệt, nếu bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ của mình mà không có lý do chính đáng, bên còn lại có thể coi đó là cơ sở để thực hiện quyền huỷ bỏ. Việc này không chỉ bảo vệ quyền lợi mà còn tạo áp lực cho bên vi phạm.

2.2 Quyền huỷ bỏ do chậm thực hiện nghĩa vụ

Chậm thực hiện nghĩa vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành động huỷ bỏ.

Quyền huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp này được phát sinh và thực hiện khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện trong một thời hạn hợp lý nhưng vẫn không thực hiện. Một trường hợp đặc biệt phụ thuộc vào ý chí các bên hoặc tính chất hợp đồng buộc phải thực hiện trong một thời hạn nhất định (cụ thể) thì mới đạt được mục đích hợp đồng cho phép bên có quyền được quyền huỷ bỏ mà không cần hạn định thời gian cho bên có nghĩa vụ.

Đối với những trường hợp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn nhất định, sự chậm trễ thực hiện có thể gây ra nhiều thiệt hại cho bên còn lại, chẳng hạn như hợp đồng xây dựng hay cung cấp dịch vụ, thời vụ. Vì vậy, việc tuân thủ thời hạn là rất quan trọng để duy trì sự ổn định trong quan hệ hợp tác.

2.3 Quyền huỷ bỏ do không có khả năng thực hiện

Một bên có thể không có khả năng thực hiện nghĩa vụ do nhiều lý do khác nhau như thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế, thiên tai, hay những tình huống bất khả kháng. Trong trường hợp này, quyền huỷ bỏ hợp đồng phát sinh cho bên còn lại. Bên còn lại có quyền huỷ bỏ khi một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của hợp đồng không thể được thực hiện làm cho mục đích của bên có quyền khi giao kết hợp đồng đó không đạt được.

Huỷ bỏ trong trường hợp này đi kèm với yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.

2.4 Quyền huỷ bỏ do tài sản bị mất, bị hư hỏng

Khi tài sản là đối tượng của hợp đồng bị mất, bị hư hỏng đến mức không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại được, thì quyền huỷ bỏ hợp đồng phát sinh. Việc huỷ bỏ trong trường hợp này không chỉ bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại mà còn thể hiện tính công bằng trong quan hệ hợp tác.

Huỷ bỏ trong trường hợp này đi kèm với quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó bên vi phạm phải bồi thường tương đương giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng.

Lưu ý rằng, những nguyên nhân trên đây là những căn cứ để xác định cơ sở của việc huỷ bỏ hợp đồng, ngoài những điều kiện trên, mọi huỷ bỏ khác không thuộc phạm vi này đều được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ.

3. Các ví dụ điển hình về các trường hợp huỷ bỏ hợp đồng cụ thể

Để giúp bạn đọc dễ dàng hình dung hơn về huỷ bỏ hợp đồng, dưới đây là một số ví dụ cụ thể cho từng trường hợp:

3.1 Huỷ bỏ do vi phạm nghĩa vụ

Ví dụ 1: A và B ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo trì máy móc. Tuy nhiên, B không thực hiện nghĩa vụ bảo trì đúng thời hạn, dẫn đến thiệt hại cho A. Trong tình huống này, A có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu B bồi thường thiệt hại.

Ví dụ 2: Công ty TNHH X và Công ty TNHH Y ký hợp đồng mua bán hàng hoá là sơn tường, theo đó Công ty Y đã thanh toán trước 50% số tiền theo thoả thuận. Khi đến hạn giao hàng, bên bán là Công ty X chỉ giao được 20% trên tổng số hàng hoá, phần còn lại không giao. Tình huống này, Công ty Y có thể xem xét sử dụng quyền huỷ bỏ hợp đồng.

3.2 Huỷ bỏ do chậm thực hiện nghĩa vụ

Ví dụ 1: A và B ký hợp đồng thuê xe, B không cung cấp xe đúng thời hạn đã cam kết và A không thể thực hiện kế hoạch của mình, A có quyền yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng và B sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại đã xảy ra.

Ví dụ 2: A ký hợp đồng thuê 10 máy gặt, máy xúc của B cung cấp để phục vụ cho vụ mùa lúa hè thu đến kéo dài từ  tháng 9 đến tháng hết tháng 10. Tuy nhiên, B chỉ cung cấp được 3 máy gặt cho A khi đến thời hạn mùa vụ khiến A không phục vụ mùa gặt tháng 9-10 được. Tình huống này, A có quyền huỷ bỏ hợp đồng đối với B.

3.3 Huỷ bỏ do không có khả năng thực hiện

Ví dụ: trong thời gian hợp đồng đang được thực hiện thì một trong các bên bị tai nạn dẫn đến không có khả năng thực hiện tiếp tục hợp đồng được nữa.

3.4 Huỷ bỏ do tài sản bị mất, bị hư hỏng

Ví dụ 1: B và S ký hợp đồng mua bán hàng hóa và hàng hóa bị hư hỏng do thiên tai, S có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Đây là một tình huống phổ biến trong các giao dịch thương mại.

Ví dụ 2: N và C ký hợp đồng mua bán thùng carton in logo thương hiệu, trong đó C là bên mua và N là bên bán. Đến hạn giao hàng, kho chứa của N vì lý do tràn nước dẫn đến thùng carton đã in logo Công ty C bị hư hỏng, bị ngấm nước vữa ra không sử dụng được nữa dẫn đến không có/đủ hàng để cung cấp cho C. Tình huống này, C có thể xem xét sử dụng quyền huỷ bỏ hợp đồng.

Đặt hẹn với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Hãy liên hệ đặt hẹn ngay với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh nếu bạn đang có tranh chấp phát sinh, một dịch vụ pháp lý tốt đang chờ đợi bạn.

Điện thoại | Zalo: 0968 797 291 

Email: dtdlinh511@gmail.com

Facebook: Ls Đỗ Thị Diệu Linh

Linked In: Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Youtube: Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Kết luận

Huỷ bỏ hợp đồng là một hành động pháp lý phức tạp và có nhiều khía cạnh cần xem xét. Từ nguyên nhân đến quyền hạn và hậu quả pháp lý, mọi thứ đều đòi hỏi sự chú ý và cân nhắc cẩn thận. Việc có sự tham gia của luật sư trong quá trình này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi mà còn mang lại sự bảo vệ pháp lý vững chắc cho các bên trong các giao dịch thương mại và dân sự. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và hữu ích trong việc hiểu rõ hơn về huỷ bỏ hợp đồng.

Trong phần tiếp theo của bài viết về huỷ bỏ hợp đồng, Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh sẽ cung cấp đến bạn đọc toàn bộ Quy trình huỷ bỏ hợp đồng & Những lời khuyên hữu ích về huỷ bỏ hợp đồng dành cho bạn. Mời bạn đọc tham khảo tại đây.

Đừng ngần ngại liên hệ đặt hẹn ngay với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh để nhận ngay những ưu đãi trong dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gói thành lập, tư vấn quản lý và vận hành doanh nghiệp trọn đời, cập nhật kiến thức và mẹo pháp lý mới nhất hữu ích nhất cho cá nhân và doanh nghiệp, và nhận về nhiều tài liệu tuyệt chiêu pháp lý, chiến thắng trên mọi mặt trận thương thảo kinh doanh và đời sống.