HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH: TOP 7 ĐIỂM PHÁP LÝ ĐÁNG CHÚ Ý & LỢI ÍCH BẠN THU ĐƯỢC KHI CÓ LUẬT SƯ ĐỒNG HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Trong xã hội hiện đại, vận chuyển hành khách là một hoạt động thường xuyên, liên tục và không thể thiếu trong giao thương và di chuyển. Những thỏa thuận giữa bên vận chuyển và hành khách không chỉ đơn thuần là một văn bản pháp lý; chúng còn phản ánh các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ này. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng trong hoạt động vận chuyển hành khách lại càng cần thiết hơn nữa, đòi hỏi mức độ hiểu biết pháp luật rộng & sâu sắc để đảm bảo rằng các bên đều được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong mọi tình huống có thể xảy ra. 

Về cơ bản, những hành khách lẻ đi những chuyến xe, chuyến tàu về quê, lên thành phố, đi công tác... thường ngày rất nhiều và hầu như ít ai quan tâm đến việc thoả thuận hợp đồng như thế nào, vì điều này thường ít hoặc thậm chí hiếm xảy ra vì mọi người cho rằng "phiền hà". Chỉ cần đơn giản là xé vé - chuyển tiền và lên xe, tàu. Tuy nhiên, đối với các giao dịch giao thương lớn hơn, tour du lịch tham quan theo đoàn, đám, tiệc, vận chuyển đặc biệt do hành khách là tổ chức yêu cầu...v.v... thì những thoả thuận này cực kỳ quan trọng cho cả bên cung cấp dịch vụ và bên thụ hưởng dịch vụ. 

Do đó, trong bài viết này, Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh sẽ giúp bạn hình dung cơ bản bức tranh của hoạt động vận chuyển hành khách và lưu ý cho bạn TOP 7 điểm pháp lý đáng quan tâm trong hợp đồng liên quan đến hoạt động này. Những hành khách lẻ cũng nên lưu ý để cập nhật thêm kiến thức cho chính mình trong trường hợp cần thiết bạn nhé!

1. Tổng quan về vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển hành khách

1.1 Hoạt động vận chuyển hành khách & Hợp đồng

Vận chuyển hành khách là hoạt động có sự tham gia của bên được vận chuyển (hành khách) và bên vận chuyển (bên cung cấp dịch vụ), theo đó vận chuyển hành khách đến địa điểm đã định theo thoả thuận, đi kèm với thù lao vận chuyển, hay còn gọi là cước phí vận chuyển, tương ứng.

Hoạt động vận chuyển trên thực tế có thể được xác lập bằng văn bản (hợp đồng, hoặc tên gọi khác),  lời nói (thoả thuận miệng), hoặc bằng hành vi cụ thể, các hình thức này đều được pháp luật ghi nhận. 

Một trong các căn cứ quan trọng trở thành bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng của hoạt động vận chuyển hành khách là . Trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, ngoài vé giấy, vé còn được thể hiện dưới nhiều hình thức điện tử hơn, điều nay cũng được đánh giá cao cho tính thuận tiện mà bên cung cấp dịch vụ dành cho bên thụ hưởng dịch vụ - và dữ liệu điện tử này cũng được pháp luật công nhận.

Hợp đồng thoả thuận về hoạt động vận chuyển hành khách được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó, bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển. 

1.2 Các quy định pháp luật có liên quan đến vận chuyển hành khách

Bộ luật dân sự là quy định đầu tiên được nhắc đến, phổ biến và chi tiết để điều chỉnh hoạt động vận chuyển hành khách. Các quy định chi tiết về quyền, nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đều được nêu khá cụ thể, đặc biệt lưu ý đến hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng. 

Ngoài ra, đối với các quy định chuyên ngành chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo các quy định sau đây:

i) Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi, bổ sung 2018, 2019:

Các quy định đáng lưu ý về hoạt động vận chuyển hành khách như: Quy định về kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải; quy định về điều kiện phương tiện khi tham gia vận chuyển hành khách, như chất lượng xe, bảo dưỡng định kỳ; quy định về điều kiện của lái xe và nhân viên phục vụ, bao gồm bằng lái phù hợp và sức khỏe; và các quy định yêu cầu đối với xe khách như Có niêm yết thông tin về tuyến, giá vé, lịch trình, phải được gắn thiết bị giám sát hành trình.

ii) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, sửa đổi, bổ sung 2014:

Các quy định đáng chú ý cơ bản như: Quy định các điều kiện liên quan đến vận chuyển hành khách bằng đường hàng không; bảo vệ quyền lợi của hành khách trong trường hợp chậm, hủy chuyến bay; quy định về hành lý, an toàn bay và xử lý sự cố.

iii) Luật Đường sắt 2017

Các quy định điều chỉnh cơ bản đáng chú ý như: Quy định trách nhiệm của đơn vị vận chuyển đối với hành khách trên tàu; yêu cầu về điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện vận tải đường sắt; cơ chế giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hành khách.

iv) Luật Hàng hải Việt Nam 2015

Các quy định điều chỉnh chính đáng chú ý như: Quy định hoạt động vận chuyển hành khách bằng tàu biển, bao gồm điều kiện an toàn và bảo hiểm cho hành khách; trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải trong việc đảm bảo an toàn trên biển.

v) Các nghị định, thông tư hướng dẫn khác

Một số văn bản dưới luật khác mà bạn có thể tham khảo như: Nghị định 10/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP) quy định các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bao gồm xe khách, xe hợp đồng, xe buýt, quy định về hoạt động của xe công nghệ (Grab, Bee,...); Nghị định 86/2014/NĐ-CP điều chỉnh các điều kiện kinh doanh vận tải, trong đó bao gồm quy định về xe khách tuyến cố định, xe hợp đồng, và xe buýt; Thông tư 12/2020/TT-BGTVT hướng dẫn chi tiết về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đăng ký tuyến vận chuyển, quản lý giá vé và lịch trình; Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với các vi phạm liên quan đến vận tải hành khách như chở quá số người quy định, không có giấy phép kinh doanh, hoặc không đảm bảo an toàn....

2. Top 7 điểm đáng lưu ý khi giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách

Trong quá trình giao kết hợp đồng, cả bên vận chuyển và hành khách cần phải lưu ý những điểm quan trọng dưới đây để bảo vệ quyền lợi của mình.

2.1 Đối tượng vận chuyển & Hành trình vận chuyển

Đầu tiên và quan trọng nhất là việc xác định rõ ràng ai sẽ là hành khách được vận chuyển, điều này đặc biệt được chú trọng khi hình thức vận chuyển mà bạn chọn là hàng không, đường sắt, đường biển, trong khi đường bộ thì mọi sự thoả thuận và thay đổi được thực hiện dễ dàng và linh hoạt hơn.

Nhưng nhìn chung, việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp tránh những tranh chấp liên quan đến việc nhận diện hành khách và quyền lợi mà họ được hưởng trong suốt quá trình vận chuyển.

Bên cạnh đó, việc chuyên chở hành khách từ điểm xuất phát đến đúng điểm đến, giờ đến, đúng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn và tuân theo lộ trình cũng là điều bắt buộc thoả thuận, đây cũng là nghĩa vụ quan trọng đầu tiên mà bên vận chuyển phải đảm bảo thực hiện. Đồng thời, cam kết không chuyên chở vượt quá trọng tải, nhồi nhét, bảo đảm đủ chỗ cho hành khách là yêu cầu bắt buộc đối với bên vận chuyển. Trên thực tế chúng ta cũng đã thấy rất nhiều trường hợp bị xử phạt vì hành vi này, đặc biệt là hình thức đường bộ (dùng ô tô, xe khách), các chuyến có hành trình xa hoặc vào những thời điểm cao điểm di chuyển như lễ, hội, tết...

Các thoả thuận và cam kết này vừa giúp các bên tuân thủ quy định pháp luật triệt để, vừa giúp bên thụ hưởng dịch vụ được thụ hưởng trọn vẹn dịch vụ tốt nhất của bên vận chuyển, thoải mái an toàn suốt hành trình, cũng đồng thời giúp bên cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng, uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng nếu họ biết cách khai thác đúng đắn. 

2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách

Đây là một nghĩa vụ bắt buộc đối với bên vận chuyển, đảm bảo một dịch vụ được bảo hiểm tốt cho hành khách. Việc không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý như xử phạt, đình chỉ vận tải...v.v...và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận chuyển. 

Do vậy, phía cung cấp dịch vụ vận chuyển buộc phải lưu ý chuẩn bị đầy đủ các bảo hiểm bắt buộc nhé. 

2.3 Quyền từ chối vận chuyển

Quyền từ chối vận chuyển cho phép bên vận chuyển từ chối vận chuyển trong một số trường hợp nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho tất cả. 

Một số trường hợp điển hình phát sinh quyền từ chối vận chuyển cho bên vận chuyển như: 

  1. Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở hoạt động công việc của bên vận chuyển, hay đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác, hoặc có hành vi không đảm bảo an toàn trong hành trình. 
  2. Hành khách có tình trạng sức khoẻ không đảm bảo mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc cho người khác trong lịch trình. 
  3. Trong trường hợp có dịch bệnh lây lan (đây là trường hợp xảy ra rất nhiều trong thời gian covid gần đây).
  4. Ngoài ra, một số quy định cụ thể khác trong những trường hợp vận chuyển bằng hình thức cụ thể khác như đường hàng không, đường biển... 

2.4 Các điều kiện phát sinh quyền hoàn lại cước phí

Trong một số trường hợp, khách hàng (hành khách) có quyền yêu cầu hoàn lại cước phí và bên vận chuyển có nghĩa vụ phải hoàn lại, đây là nội dung mà hành khách cần nắm rõ để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Cụ thể bạn có thể tham khảo các trường hợp như sau: 

  1. Vì tình trạng sức khoẻ của hành khách mà hành khách không thể tham gia chuyến vận chuyển và bên vận chuyển đã từ chối vận chuyển, thì hành khách có quyền yêu cầu hoàn lại một phần hoặc toàn bộ cước phí. 
  2. Trong trường hợp có dịch bệnh lây lan buộc phải từ chối vận chuyển, thì hành khách đã thanh toán có quyền yêu cầu bên vận chuyển hoàn lại cước phí. 
  3. Hoặc trong các trường hợp hai bên có thoả thuận riêng cụ thể về trường hợp cụ thể hoàn phí, thì bạn hoàn toàn căn cứ theo thoả thuận để yêu cầu hoàn phí nêu trường hợp đó xảy ra.

2.5 Quy định về hành lý kí gửi

Hành lý cũng là một phần không thể thiếu trong hợp đồng vận chuyển. Cần có sự thỏa thuận rõ ràng về trọng lượng và kích thước của hành lý, loại hàng hóa được phép mang theo và trách nhiệm bồi thường nếu có mất mát hoặc hư hỏng. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của cả bên vận chuyển và hành khách.

Ngoài ra, các quy định về thu cước phí đối với hành lý quá khổ, hành lý vượt quá số hành lý mang theo mà được miễn thu phí, cũng như quy định về miễn cước phí đối với hành lý ký gửi, hành lý xách tay trong hạn mức... đều nên được quy định rõ, thoả thuận chi tiết. 

2.6 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

Đây là một chế tài thương mại được áp dụng thường xuyên trong mọi hoạt động. Đối với hoạt động vận chuyển hành khách, trường hợp hành khách bị thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, hành lý thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại nếu lỗi dẫn đến thiệt hại không phải do hành khách, hoặc các trường hợp khác có quy định chi tiết.

Ngược lại, trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển, điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì cũng phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định. 

2.7 Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đối với các trường hợp phát sinh quyền từ chối vận chuyển như nêu trên, thì quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên vận chuyển cũng sẽ phát sinh tương ứng. Bạn hãy xem lại để nắm bắt các trường hợp này ở mục quyền từ chối vận chuyển nhé. 

Ngoài ra, hành khách cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên vận chuyển vi phạm các quy định về lộ trình, thời gian xuất phát, thời gian đến, địa điểm vận chuyển đã thoả thuận, hoặc vi phạm các quy định về chuyên chở hành lý, trả lại hành lý cho hành khách hay người có quyền nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận.

3. TOP 3 lợi ích mà bạn thu được khi sở hữu một luật sư đồng hành trong quá trình thực hiện hợp đồng

Ngay từ giai đoạn bắt đầu tiến hành xây dựng hợp đồng cho đến thực hiện và kết thúc hợp đồng, việc có luật sư đồng hành luôn giúp bạn an tâm và tự tin hơn trong giao dịch và xử lý vấn đề phát sinh một cách kịp thời. Hãy xem những hoạt động và lợi ích sau đây bạn sẽ thu được để quyết định thuê một luật sư đồng hành nhé!

3.1 TOP 3 lợi ích mà bạn xứng đáng thụ hưởng khi sở hữu luật sư đồng hành

3.1.1 Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu

Người tư vấn có chuyên môn sâu rộng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Họ sẽ hướng dẫn khách hàng cách phòng ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, từ đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên một cách tốt nhất.

Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống không mong muốn xảy ra, chẳng hạn như tai nạn hoặc hủy chuyến, người tư vấn chuyên môn sẽ giúp khách hàng nhanh chóng xác định trách nhiệm và đưa ra các bước cụ thể để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

3.1.2 Giảm thiểu tranh chấp và rủi ro pháp lý

Sự tham gia của người đồng hành pháp lý cùng bạn ngay từ giai đoạn đầu trong việc lập hợp đồng sẽ giúp bạn và đối tác thống nhất rõ ràng các điều khoản và thỏa thuận, từ đó giảm thiểu khả năng phát sinh tranh chấp.

Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, người đồng hành pháp lý cùng bạn sẽ có thể dự đoán các vấn đề có thể xảy ra và đề xuất các điều khoản hợp lý, cụ thể hơn nhằm hạn chế tối đa những xung đột giữa các bên.

3.1.3 Tiết kiệm thời gian và chi phí

Việc có người đồng hành pháp lý cùng bạn tham gia vào quá trình xác lập, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và công sức.

Tuy rằng bạn phải trả phí cho dịch vụ pháp lý này, nhưng khi so sánh giữa chi phí dịch vụ này với những lợi ích mà bạn thu được cùng những chi phí dự tính mà bạn phải bỏ ra nếu lỡ có tranh chấp xảy ra thì bạn sẽ nhận thấy rằng, chi phí dịch vụ pháp lý ban đầu là một sự chi trả xứng đáng và thu về nhiều lợi ích và sự thuận lợi cho công việc hơn.

Thay vì phải tự tìm hiểu và xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp, bạn đã có người đồng hành pháp lý cùng bạn giúp bạn giải quyết nhanh chóng ngay từ khâu đầu tiên, thậm chí cả việc thương thảo hợp đồng, hoạt động kinh doanh, cho đến các vấn đề phát sinh. 

Nếu không có sự hỗ trợ pháp lý, rất có thể bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý phát sinh kéo dài, dẫn đến tổn thất tài chính không đáng có. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả và thuận lợi, đừng ngần ngại sở hữu ngay một người đồng hành tư vấn pháp lý thường xuyên cho mọi hoạt động, bạn nhé!

3.2 TOP 3 hoạt động hữu ích mà bạn xứng đáng thụ hưởng khi sở hữu một luật sư đồng hành

3.2.1 Tư vấn và soạn thảo hợp đồng

Khi tham gia vào việc thiết lập hợp đồng trong hoạt động vận chuyển hành khách, người đồng hành pháp lý của bạn sẽ tiến hành phân tích yêu cầu của khách hàng và thông tin liên quan đến dịch vụ vận chuyển. Sau đó, họ sẽ xây dựng một bản hợp đồng chi tiết, rõ ràng và đầy đủ giúp bạn thực hiện giao dịch một cách hoàn hảo nhất. 

Việc soạn thảo hợp đồng cẩn thận giúp hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong tương lai. Hơn nữa, họ cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định an toàn cần thiết trong quá trình vận chuyển nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn trong trường hợp có vấn đề phát sinh. 

3.2.2 Quản lý hợp đồng và tư vấn xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển

Khi hợp đồng đã được ký kết, người đồng hành pháp lý của bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng bạn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Họ sẽ tư vấn cho bạn về cách thức thực hiện các nghĩa vụ của mình nhằm đảm bảo rằng bạn luôn ở vị thế tuân thủ và thượng tôn pháp luật, đảm bảo sự giao thương tốt đẹp giữa bạn và đối tác trong hợp đồng. 

Ngoài ra, nếu có bất kỳ sự cố pháp lý nào phát sinh trong quá trình vận chuyển, người đồng hành pháp lý cùng bạn cũng sẽ hỗ trợ và hướng dẫn bạn cách thức xử lý để đảm bảo quyền lợi cho bạn.

3.2.3 Giải quyết tranh chấp

Tình huống tranh chấp luôn có thể xảy ra trong các hợp đồng vận chuyển. Khi đó, vai trò của người đồng hành pháp lý cùng bạn sẽ trở nên quan trọng hơn cả, họ có thể là người đại diện cho cho bạn trong mọi tình huống, hướng dẫn pháp lý cho bạn và cách thức cũng như thứ tự xử lý sao cho phù hợp pháp luật và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. Làm việc với người đồng hành pháp lý sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc giải quyết các tranh chấp mà không cần phải lo lắng về các khía cạnh pháp lý phức tạp.

4. Chia sẻ từ góc nhìn của luật sư về việc xử lý khi có vi phạm hợp đồng 

Xử lý vi phạm hợp đồng là một vấn đề phức tạp nhưng cần thiết trong lĩnh vực vận chuyển hành khách. Các bên cần nắm rõ các biện pháp xử lý để bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả. Dưới đây là cơ bản thứ tự thực hiện hai bước xử lý khi có vi phạm xảy ra, bạn có thể tham khảo. Và hãy lưu ý rằng, mỗi tình huống tranh chấp xảy ra đều không có khuôn mẫu giống nhau, vì vậy, hãy linh hoạt khi áp dụng, hoặc ít nhất nên có một người đồng hành pháp lý với bạn để hỗ trợ công tác phân tích pháp luật một cách chuẩn xác và tỉ mỉ hơn, bạn nhé!

4.1 Phân tích nguyên nhân vi phạm

Trước khi quyết định xử lý vi phạm, các bên cần tự phân tích một cách thật chi tiết, thấu đáo và đặc biệt phải khách quan để xác định được nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, lỗi, trách nhiệm thuộc về ai, bản thân mình có trách nhiệm nào hay nghĩa vụ gì hay không. Điều này sẽ góp phần giúp bạn tìm kiếm giải pháp phù hợp hơn và xử lý các bước tiếp theo một cách tối ưu nhất. 

Thực tế tranh chấp có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, bao gồm cả khách quan, chủ quan. Do đó, hãy luôn chắc chắn rằng mình hiểu rõ pháp luật liên quan, nắm vững hợp đồng đã giao kết và xác định nguyên nhân một cách thật khách quan để có thể định hướng được phương án tiếp theo. Người đồng hành pháp lý cùng bạn sẽ giúp bạn thực hiện rất tốt công tác phân tích này, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn. 

4.2 Thương lượng và giải quyết tranh chấp

Thương lượng là cách thức phổ biến nhất để xử lý vi phạm hợp đồng. Người đồng hành pháp lý cùng bạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và đại diện cho bạn, bất kể nguyên nhân phát sinh tranh chấp là gì, từ đó góp phần giúp bạn đạt được thỏa thuận hợp lý với bên còn lại. 

Hãy lưu ý rằng, trước khi bước vào bất kỳ cuộc thương lượng nào, hãy nắm rõ nguyên nhân phát sinh vi phạm là ở đâu, điểm mạnh và điểm yếu pháp lý của bạn là gì, để đảm bảo cuộc thương lượng diễn ra một cách suôn sẻ và đảm bảo tối ưu quyền lợi của chính mình. 

Hoạt động thương lượng tuỳ theo tính chất và mục đích cùng sự việc cụ thể, có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến người đồng hành pháp lý cùng bạn trong trường hợp này, bởi đây là một chìa khoá quan trọng giúp bạn giải quyết dứt điểm sự việc một cách nhanh chóng nhất. 

Trong trường hợp thương lượng không đem lại kết quả như mong muốn của các bên, đặc biệt là các hợp đồng vận chuyển có giá trị lớn, việc khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Toà án hoặc trọng tài là điều cần thiết để sự việc được giải quyết triệt để. Người đồng hành pháp lý cùng bạn sẽ hỗ trợ bạn bằng việc đại diện tham gia tố tụng, định hướng tranh tụng và trực tiếp tranh tụng để giải quyết vụ việc. Kinh nghiệm và kiến thức pháp lý của họ sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình giải quyết tranh chấp.

5. Đặt hẹn với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc soạn thảo, thực hiện hoặc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng về hoạt động vận chuyển hành khách, hãy liên hệ với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh, người sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất với kinh nghiệm dày dạn và tâm huyết nghề của mình. 

Hãy đặt hẹn ngay qua các kênh sau đây:

Điện thoại | Zalo: 0968 797 291

Email: dtdlinh511@gmail.com

Facebook: Ls Đỗ Thị Diệu Linh

Linked In: Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Youtube: Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Kết luận

Trong môi trường kinh tế - xã hội hiện đại, hợp đồng vận chuyển hành khách đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là các giao dịch phức tạp, có giá trị lớn, nhiều bên tham gia... Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, cả bên vận chuyển và hành khách cùng các bên liên quan khác đều cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan và có sự hỗ trợ của luật sư trong quá trình lập và thực hiện hợp đồng.

Việc có luật sư tham gia từ giai đoạn đầu sẽ giúp giảm thiểu tranh chấp và tăng cường tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực vận chuyển hành khách. Không chỉ vậy, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của luật sư cũng sẽ đóng góp lớn vào việc xử lý những tình huống phát sinh và bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên.

Đừng ngần ngại liên hệ đặt hẹn ngay với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh để nhận ngay những ưu đãi trong dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp, dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gói tư vấn quản lý và vận hành doanh nghiệp trọn đời, cập nhật kiến thức và mẹo pháp lý mới nhất hữu ích nhất, và nhận về nhiều tài liệu tuyệt chiêu pháp lý, chiến thắng trên mọi mặt trận thương thảo kinh doanh và đời sống.