HỢP ĐỒNG GIA CÔNG: TOP 11 ĐIỂM PHÁP LÝ MẤU CHỐT ĐÁNG CHÚ Ý

Gia công là một trong những loại hình công việc xuất hiện phổ biến trên thị trường với lượng cung và lượng cầu khá nhiều và đồng đều, công việc này ngày càng phát triển với những tiên tiến trong công nghệ gia công, tay nghề nhân công. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, hợp đồng gia công đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công.

Việc hiểu rõ phạm vi của hoạt động gia công sẽ giúp ích cho các bên trong quá trình giao dịch. Trong bài viết này, Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh sẽ giới thiệu tổng quan đến bạn về hoạt động gia công, hợp đồng gia công và TOP 11 điểm mấu chốt quan trọng cần chú ý. 

1. Khái niệm và vai trò của hợp đồng gia công

1.1 Định nghĩa gia công & hợp đồng gia công

Gia công trong thương mại được xét là hoạt động thương mại mà trong đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. 

Hợp đồng gia công là hợp đồng ghi nhận sự thoả thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công về công việc mà bên đặt gia công yêu cầu bên nhận gia công thực hiện và bên nhận gia công hưởng thù lao từ việc thực hiện công việc này. Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc hình thức pháp lý có giá trị tương đương. 

1.2 Vai trò của hợp đồng gia công trong giao dịch của các bên

Ký kết hợp đồng chính là một trong những cơ sở pháp lý đầu tiên để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình và yêu cầu đối tác thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận.

Hợp đồng cũng tạo ra một khung pháp lý vững chắc giúp các bên hiểu rõ và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, của đối phương, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh nếu có. Hợp đồng được xem là một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả trong thương mại.

2. TOP 11 điểm pháp lý mấu chốt cần chú ý trong hợp đồng gia công

Khi soạn thảo hợp đồng gia công, có nhiều vấn đề pháp lý quan trọng mà bạn cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi hợp pháp. Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh phân tích 11 điểm mấu chốt sau đây, từ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về những gì nên được đưa vào hợp đồng.

2.1 Xác định rõ chủ thể hợp đồng

Các bên tham gia hợp đồng cần được xác định rõ ràng và chính xác, bao gồm tên công ty, địa chỉ, người đại diện hợp pháp, mã số thuế, và thông tin liên lạc.

2.2 Đối tượng gia công & nguyên vật liệu liên quan

Mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ được gia công, bao gồm số lượng, chất lượng, mẫu mã, và các tiêu chuẩn kỹ thuật. 

Quy định về nguyên vật liệu do bên nào cung cấp, số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm giao nhận nguyên vật liệu. Từ đó quy định rõ trách nhiệm về rủi ro, hư hỏng, mất mát nguyên vật liệu.

Hãy lưu ý đến những quy định về hàng hoá thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khi thoả thuận nội dung này nhằm đảm bảo hợp đồng của bạn không bị vô hiệu. 

2.3 Chất lượng sản phẩm, kiểm tra và bảo hành, hỗ trợ sản phẩm sau gia công

Đây là một đề mục mấu chốt cực kỳ quan trọng mà hợp đồng gia công loại hình nào cũng nên có, bởi đây là một trong những công đoạn xác định thành phẩm thực tế có sử dụng được không, từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi bên liên quan đến đâu. Do vậy, các vấn đề như tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, phương pháp kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, thời gian và điều kiện bảo hành sản phẩm... là nội dung cần thiết thoả thuận.

Ngoài ra, trách nhiệm của các bên liên quan là gì khi phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng cũng là vấn đề cần quy định rõ để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.

2.4 Giá cả và phương thức thanh toán

Quy định rõ ràng về giá trị hợp đồng, các khoản chi phí phát sinh, thời hạn và phương thức thanh toán. Cần xác định rõ loại tiền tệ sử dụng trong thanh toán và các quy định liên quan đến thuế, phí.

Lưu ý rằng bên nhận gia công có thể nhận thù lao là tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công... Đồng thời hãy lưu ý đến các quy định về nhập khẩu, xuất khẩu đối với trường hợp thù lao không phải bằng tiền. 

2.5 Thời gian thực hiện hợp đồng gia công

Xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành công việc gia công, các mốc thời gian quan trọng liên quan đến tiến độ thực hiện.

Bên cạnh đó, các điều kiện gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng liên quan đến vấn đề thời gian cũng cần nêu chi tiết. 

2.6 Quyền và nghĩa vụ của các bên

Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên gia công và bên nhận gia công. Điều này bao gồm trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu, bảo mật thông tin, bảo hành sản phẩm, và việc kiểm tra, giám sát quá trình gia công...

Việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ dựa trên từng giai đoạn của quá trình gia công sẽ giúp quy định này trở nên rõ ràng và cụ thể hơn.

Lưu ý: vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên cần phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng để quy trách nhiệm trong từng sự kiện cụ thể, tuy vậy, việc cụ thể quá đôi khi dẫn đến thiếu sót vì không thể liệt kê, không thể dự liệu hết được các tình huống. Do đó, giải pháp trong trường hợp này là cần có những quy định mang tính chất bao quát và không giới hạn phạm vi áp dụng. 

2.7 Bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin trong hợp đồng là yếu tố rất quan trọng. Trong trường hợp bạn thấy cần thiết phải bảo mật thông tin vì lí do sản phẩm giới hạn, bí mật kinh doanh hay sở hữu trí tuệ..., thì điều khoản bảo mật thông tin phải được quy định rõ ràng, bao gồm các thông tin cần bảo mật, trách nhiệm bảo mật và biện pháp xử lý khi vi phạm.

Sự tự do trong việc chia sẻ thông tin có thể là con dao hai lưỡi; vì vậy, việc xác định rõ điều khoản bảo mật sẽ giúp các bên an tâm hơn trong việc hợp tác lâu dài.

2.8 Giải quyết tranh chấp

Xác định phương thức giải quyết tranh chấp khi xảy ra xung đột, có thể là thương lượng, hòa giải, trọng tài, hoặc tòa án; quy định rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và luật áp dụng.

Trong trường hợp này, đặc biệt lưu ý đến thoả thuận trọng tài thương mại nhằm tránh tình trạng thoả thuận bị vô hiệu do không phù hợp quy định pháp luật. Ngoài ra, những thoả thuận khác về cơ quan giải quyết tranh chấp (mà không phải là trọng tài) thì cần lưu ý về mặt thẩm quyền của cơ quan đó, sự thoả thuận không phù hợp quy định là một lý do phổ biến dẫn đến vô hiệu cục bộ điều khoản, gây ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp.

2.9 Điều khoản về chấm dứt hợp đồng

Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, quyền và nghĩa vụ của các bên khi chấm dứt hợp đồng, và các biện pháp xử lý tài sản, thanh toán còn lại... là các vấn đề liên quan khi giữa các bên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng.

2.10 Điều khoản về sự kiện bất khả kháng

Quy định rõ về các sự kiện bất khả kháng và cách thức xử lý khi các sự kiện này xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Nên tham khảo khái niệm về sự kiện bất khả kháng tại Điều 156 Bộ luật dân sự.

Ngoài ra, trong thời gian Covid-19 diễn ra, hàng loạt vấn đề khúc mắc về xử lý hợp đồng mà cá nhân, doanh nghiệp đã gặp phải, bạn đọc cũng cần phải lưu ý thêm. 

2.11 Điều khoản sửa đổi và bổ sung hợp đồng

Xác định điều kiện, quy trình và thủ tục để sửa đổi, bổ sung hợp đồng khi cần thiết. Các thay đổi cần được thỏa thuận bằng văn bản và có sự đồng ý của các bên.

Việc nắm vững và thực hiện đúng các vấn đề pháp lý trên sẽ giúp đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng.

3. Lợi ích của việc có luật sư trong hợp đồng gia công

Luật sư có thể đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo, rà soát và hỗ trợ đồng hành trong việc thực hiện hợp đồng gia công. Dưới đây là một số lợi ích mà cá nhân, doanh nghiệp có được khi thuê luật sư trong quá trình này.

 

3.1 Soạn thảo, rà soát hợp đồng

Một trong những nhiệm vụ chính của luật sư hợp đồng là soạn thảo và rà soát nội dung hợp đồng. Luật sư có kinh nghiệm sẽ biết cách viết các điều khoản một cách rõ ràng, đầy đủ và dễ hiểu, giúp các bên tránh được những hiểu nhầm không đáng có và đồng thời hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn có thể xảy ra do điều khoản hợp đồng. 

Ngoài ra, họ còn có khả năng nhận diện những rủi ro pháp lý tiềm tàng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Điều này giúp các bên yên tâm hơn khi tham gia vào hợp đồng gia công.

3.2 Đồng hành cùng quá trình thực hiện hợp đồng

Luật sư không chỉ hỗ trợ trong việc soạn thảo hợp đồng mà còn đồng hành cùng các bên trong suốt quá trình thực hiện. Họ có thể tư vấn về cách thức thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

Khi có luật sư đồng hành, cá nhân, doanh nghiệp sẽ có được sự hướng dẫn chuyên môn cần thiết, từ đó tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.

3.3 Tư vấn pháp lý, đánh giá tình hình và hỗ trợ đàm phán, giải quyết tranh chấp

Khi xảy ra tranh chấp, luật sư sẽ là người đứng ra đại diện các bên trong việc thương lượng, hòa giải. Họ có thể đưa ra các giải pháp pháp lý phù hợp, giúp giảm thiểu tổn thất cho cả hai bên. Việc có mặt luật sư như một bên trung gian thứ ba sẽ khiến căng thẳng giữa các bên giao dịch "hạ nhiệt", từ đó dễ dàng tiến đến thuận thảo hơn. 

Ngoài ra, khi tranh chấp phát sinh đến mức phải khởi kiện hoặc nhờ đến cơ quan chức năng, luật sư sẽ đóng vai trò đại diện cho cá nhân, doanh nghiệp tham gia quá trình giải quyết tranh chấp này. Việc có luật sư tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp cũng giúp các bên tiết kiệm thời gian và chi phí, tối ưu quyền lợi tố tụng. 

4. Đặt hẹn với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Trong trường hợp bạn đang muốn có một khởi đầu với giao dịch hợp đồng thuận lợi hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình xử lý các vấn đề phát sinh từ hợp đồng với đối tác, hãy nhanh chóng đặt lịch hẹn tư vấn với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh thông qua kênh phương tiện sau đây:

Điện thoại | Zalo: 0968 797 291 

Email: dtdlinh511@gmail.com

Facebook: Ls Đỗ Thị Diệu Linh

Linked In: Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Youtube: Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh

Kết luận

Hợp đồng gia công là một công cụ pháp lý quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia. Việc nắm rõ các điểm mấu chốt trong hợp đồng, cùng với sự hỗ trợ của luật sư, sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình và hạn chế rủi ro phát sinh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng gia công.

Đừng ngần ngại liên hệ đặt hẹn ngay với Luật sư Đỗ Thị Diệu Linh để nhận ngay những ưu đãi trong dịch vụ giải quyết tranh chấp nhanh chóng, dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gói thành lập, tư vấn quản lý và vận hành doanh nghiệp trọn đời, cập nhật kiến thức và mẹo pháp lý mới nhất hữu ích nhất cho cá nhân và doanh nghiệp, và nhận về nhiều tài liệu tuyệt chiêu pháp lý, chiến thắng trên mọi mặt trận thương thảo kinh doanh và đời sống.